Lúa Thường Lãi 1, Lúa Giống Lãi 2-3

Dù diện tích sản xuất lúa ngày càng bị thu hẹp, nhưng nhiều người trồng lúa tại TP.Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) vẫn sống khỏe nhờ biết chuyển sang trồng lúa giống.
Ông Nguyễn Văn Chắc ở khóm 1, phường 3 có 5ha đất sản xuất lúa, vụ được, vụ mất, giá cả bấp bênh. Sau nhận thấy nhu cầu về giống lúa của người dân ngày càng cao nhưng thiếu nguồn cung cấp, nhiều hộ phải trữ lúa nguyên liệu để làm giống nên tỷ lệ hao hụt cao, năng suất thấp. Thế là năm 2011, ông mạnh dạn chuyển đổi hết 5ha đất của gia đình sang trồng lúa giống.
Ban đầu, cả gia đình ai cũng lo lắng vì quy trình chăm sóc gắt gao hơn. Ông đi học hỏi khắp nơi, cộng với kinh nghiệm trồng lúa lâu năm, nên việc sản xuất lúa giống của gia đình ngày càng đạt kết quả cao. Đến nay, mỗi vụ nhà ông thu nhập khoảng 400 triệu đồng, tăng gấp 4 lần so với trồng lúa thông thường như trước. Một năm, ông làm 2 vụ, gia đình sống khỏe.
Còn ông Lâm Tạo ở khóm 3, phường 5 có diện tích đất ít hơn ông Chắc nên khi còn trồng lúa thông thường, gia đình sống rất chật vật. Theo gương ông Chắc, ông Tạo cũng đã chuyển đổi hơn 5.000m2 đất sang trồng lúa giống. Kết quả mỗi vụ ông thu nhập cao hơn trồng lúa truyền thống gần 20 triệu đồng (tăng gấp đôi - PV).
Theo nhiều hộ dân, sản xuất lúa giống so với lúa thông thường có nhiều lợi ích hơn. Năng suất lúa giống cao hơn lúa thường từ 0,5 - 1 tấn/ha, nếu chăm sóc tốt có thể cao hơn 2 tấn/ha. Bên cạnh đó, giá lúa giống bán ra thị trường cũng cao hơn giá lúa thịt từ 500 - 700 đồng/kg. Đặc biệt với loại hình sản xuất lúa giống, người nông dân không sợ thiếu đầu ra, bởi lúa sản xuất ra được các doanh nghiệp, các trại lúa giống ký hợp đồng thu mua hết.
Ông Phạm Chí Nguyện - Trưởng ban Kinh tế, Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng cho biết, nhiều diện tích trồng lúa thông thường đang dần được người dân chuyển đổi sang trồng lúa giống nguyên chủng để cung cấp giống cho các hộ dân khác.
“Thu nhập trồng lúa giống cao hơn lúa thường từ 2 - 3 lần. Nếu sản xuất với quy mô lớn như ông Chắc có thể cao hơn gấp 4 lần. Để hỗ trợ nông dân, Hội thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất, cử cán bộ kỹ thuật đến hướng dẫn tận tình cho bà con...” - ông Nguyện nói.
Có thể bạn quan tâm

Gia đình anh Nguyễn Đình Trọng, thôn 16, xã Hương Lạc (Lạng Giang) làm nghề “gột” lợn hàng chục năm nay. Anh mua gom lợn giống ở nhiều nơi để “gột” nhưng không tiêm vắc-xin phòng bệnh. Đầu tháng 11 vừa qua, một số con có triệu chứng bỏ ăn, sưng phù đầu rồi lăn ra chết, sau đó lây lan ra hàng chục con lợn khác, thiệt hại khoảng 20 triệu đồng. Anh Trọng cho biết: “Mỗi đợt, tôi vào đàn hàng trăm con lợn, nuôi một tháng rồi bán nên chỉ chăm sóc để mã đẹp, dễ bán. Khi nào lợn bị bệnh tôi mới tiêm thuốc”.

Chính phủ nên tiếp tục triển khai BHNN với quy mô rộng hơn có sự hỗ trợ của nhà nước về phí bảo hiểm cho người nông dân, và phải gắn với các chương trình phát triển khác của nông nghiệp.

Đến thôn Dục Quang những ngày này, xe tải tấp nập chở đầy mía tím đi tiêu thụ. Anh Nguyễn Văn Thêm, một trong những chủ hộ có diện tích mía lớn trong thôn cho biết: “Trước đây, với 2 sào ruộng chân vàn cao, luôn thiếu nước, vợ chồng tôi cấy lúa nhưng thường mất mùa. Năm 2003, qua tìm hiểu và trồng thử nghiệm thấy cây mía tím phù hợp với đồng đất, cho hiệu quả kinh tế cao nên tôi quyết định chuyển hẳn sang trồng mía”.

SX nông nghiệp đang ghi nhận những tín hiệu vui trở lại sau thời gian dài ảm đạm. Sáu tháng đầu năm 2014, SX nông nghiệp khá thuận lợi khi không có thiên tai, dịch bệnh, toàn ngành chỉ có mối lo lớn là tiêu thụ nông sản.

Tham gia dự án có 19 hộ, mỗi hộ được vay gần 30 triệu đồng trong hai năm, mức phí 0,7%/tháng (8,4%/năm) và được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc. Đến nay, Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương đã giải ngân được 22 lượt dự án với tổng số quỹ gần 10 tỷ đồng, giúp hàng trăm hội viên có thêm vốn phát triển sản xuất.