Lúa thuần LH12

Ông Võ Văn Giáp, Chủ nhiệm HTXNN Diễn Liên nói: "Từ năm 2008 đến nay, trên vùng đất 2 lúa của HTX có 75% diện tích chuyên SX giống chất lượng cao. Vụ xuân năm nay, chúng tôi SX giống lúa thuần LH12 với quy mô 20 ha.
Do điều kiện thời tiết bất thuận, lúc lúa trỗ gặp mưa và trời âm u kéo dài nên sâu bệnh bùng phát ở nhiều nơi, nhất là bệnh đạo ôn. Có nhiều giống phải phun thuốc 3 - 4 lần, nhưng LH12 không thấy bị nhiễm bệnh.
Năng suất cuối vụ xuân các giống khác chỉ đạt cao nhất 5,6 tấn/ha, riêng LH12 vẫn đạt 6,4 tấn/ha. Vì thế, vụ HT chúng tôi tiếp tục khảo nghiệm LH12 trên nhiều chân đất...
Chúng tôi chỉ đạo xã viên tiến hành bắc mạ vào ngày 12/5, cấy 30/5 và chính thức thu hoạch vào 29/8. Như vậy TGST vụ HT chỉ trong vòng 105 ngày, đủ điều kiện để bố trí tại các chân đất phải chạy lụt. Dự kiến năng suất vụ HT vẫn đạt mức 6,6 tấn/ha".
Theo đánh giá của bà con trực tiếp làm mô hình, LH12 kháng bệnh khá tốt, nhất là bệnh đạo ôn. Các giống khác gieo cấy bên cạnh mô hình bị nhiễm bệnh đạo ôn nặng, nhưng LH12 không bị ảnh hưởng gì.
Gạo LH12 không bị bạc bụng, thơm và dẻo, cơm ngon đậm. Tỷ lệ gạo xát ra được 70 - 71%, tỷ lệ gạo nguyên hạt rất cao nên được dân làm hàng xáo chọn mua. Nhược điểm cây lúa hơi cao nên dễ đổ khi gặp gió lớn.
Ông Nguyễn Đức Thắng, trú tại xóm 4, xã Diễn Liên tham gia mô hình cả 2 vụ cho biết vụ HT, khi lúa LH12 trỗ bị mưa kéo dài 12 ngày nhưng vẫn không ảnh hưởng đến năng suất. LH12 kháng bệnh bạc lá và khô vằn hơn hẳn nhiều giống lúa khác cũng là một lợi thế để giúp bà con giảm chi phí và công sức.
Ông Phan Xuân Vinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Diễn Châu khẳng định Diễn Liên là địa phương có kinh nghiệm SX các giống lúa thuần chất lượng cao. Giống LH12 mới đưa về SX thử được 2 vụ nhưng có triển vọng lớn nhờ năng suất, chất lượng cao và chống chịu sâu bệnh tốt.
Hy vọng trong thời gian ngắn, LH12 sẽ được công nhận để bà con các địa phương yên tâm đưa ra SX đại trà.
"Thời gian tới TCty sẽ khảo nghiệm LH12 trên diện rộng để kiểm tra đánh giá một cách chính xác tính thích ứng, tiềm năng năng suất và tính chống chịu sâu bệnh của giống, đồng thời làm hồ sơ để xin công nhận giống lúa chính thức nhằm giúp bà con các địa phương yên tâm khi mở rộng SX hàng hóa đại trà", ông Hiền cho biết.
Ông Phan Đình Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương xác nhận: "Vụ HT 2014 huyện đã khảo nghiệm 1 ha lúa LH12. Do thời tiết bất thuận nên năng suất chỉ bằng các giống lúa khác.
Vụ HT này TCty CP VTNN Nghệ An khảo nghiệm LH12 tại đây nên chúng tôi phải khăn gói đến xem. Qua theo dõi cho thấy LH12 cho năng suất cao không thua kém bất cứ giống lúa lai nào.
Cái được thứ 2 là chất lượng gạo ngon nên có thể SX hàng hóa nhằm tăng thu nhập cho người dân.
Một số ý kiến cho rằng LH12 cao cây nên khả năng chống đổ có thể sẽ bị hạn chế, theo ông Hà điều đó có thể khắc phục được bằng cách bón tăng phân lân và kali, giảm bớt đạm để giúp lúa cứng cây.
Ông Trương Văn Hiền, TGĐ TCty CP VTNN Nghệ An cho biết, giống lúa thuần LH12 do 2 TS Nguyễn Thiên Lương và Hoàng Thị Hương chọn tạo, đã được Bộ NN-PTNT công nhận tạm thời vào ngày 26/3/2015 và cho phép SX thử.
Ở Nghệ An, TCty được chuyển giao LH12 để khảo nghiệm được 3 vụ, trong đó có 2 vụ HT và 1 vụ xuân. Thời gian qua, TCty cũng đã khảo nghiệm tại Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Nghệ An và Hà Nam. Riêng vụ HT 2015 khảo nghiệm tại Kim Liên, Nam Đàn (Nghệ An) trên 80 ha. Ngoài chất lượng gạo ngon, cả hai vụ LH12 đều cho năng suất cao.
Có thể bạn quan tâm

Vietfish 2014 có sự tham gia của 173 đơn vị; trong đó, có 60 doanh nghiệp thủy sản và 113 doanh nghiệp dịch vụ. Tuy nhiên, Hội chợ năm nay thiếu vắng nhiều doanh nghiệp mạnh về lĩnh vực chế biến, xuất khẩu cá tra.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh vừa quyết định chi ngân sách hơn 690 triệu đồng lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc bằng nguồn năng lượng mặt trời trên tàu cá.

Mục tiêu đặt ra cho vụ lúa trên đất nuôi tôm năm 2014 toàn tỉnh Cà Mau trên 43.000 ha. Thế nhưng, theo bà con nông dân, năm nay việc sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm sẽ gặp nhiều khó khăn hơn những năm trước. Chính điều đó khiến nông dân lưỡng lự trong việc chọn giống cũng như thời gian xuống giống.

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh đang triển khai chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân thực hiện mô hình nuôi gà thịt sử dụng đệm lót sinh học. Ðây là mô hình đã được chăn nuôi thực nghiệm trên địa bàn tỉnh trong năm 2013 và cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thâm canh mặt nước; nâng cao thu nhập, góp phần phát triển và ổn định đời sống cho các hộ nông dân trong phát triển kinh tế gia đình, việc khai thác và ứng dụng các mô hình mang lại hiệu quả cao đã được thí điểm tại các địa phương là việc hết sức cần thiết và cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành liên quan.