Lúa nước trời thắng lớn

Vợ chồng anh Ba Quế Minh có 7 sào đất canh tác lúa. Vì hệ thống thủy lợi chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ nên hàng chục năm nay toàn bộ số diện tích ấy chủ yếu sống dựa vào… trời. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do tình trạng nắng nóng gây ra, đông xuân 2014-2015 này anh Ba gieo sạ 7 sào lúa đó bằng loại giống CH207 có sức chịu hạn tốt.
Nhìn mấy cái ghè to đùng đầy ắp lúa, anh Ba không giấu được niềm vui: “Nói Tư mừng, mùa này bình quân 1 sào tui thu được 240kg lúa khô, tăng 30kg so với cùng vụ sản xuất năm ngoái. Mà, đâu riêng gì gia đình tui, đại đa số nông dân nơi đây đều hết sức phấn khởi vì hầu hết diện tích lúa nước trời cho năng suất cao”.
Chia tay anh Ba Quế Minh, Tư tôi tìm gặp ông Lê Hữu Châu – Phó phòng NN&PTNT Quế Sơn để nắm kỹ tình hình. Ông Châu cho biết, ngoài 2.929ha lúa chủ động tưới thì vụ này nông dân trên địa bàn huyện còn gieo sạ 901ha lúa nước trời, tập trung chủ yếu tại các xã Quế Cường, Phú Thọ, Quế Châu, Quế Thuận, Quế Hiệp, Quế Long, Quế An, Quế Phong. Ông Châu nói: “Do số diện tích lúa chủ động tưới khi trổ đòng rộ gặp mưa lớn kéo dài nên năng suất bình quân chỉ đạt 55,7 tạ/ha, giảm 1,7 tạ/ha so với đông xuân trước.
Trong khi đó, nhờ lúa nước trời xuống giống sớm hơn lúa chính vụ 1 tháng nên đầu tháng 3.2015 đã đồng loạt trổ đòng – ngậm sữa, vì thế không bị ảnh hưởng bởi đợt mưa lũ bất thường đó. Qua thống kê tại nhiều địa phương cho thấy, năng suất bình quân của 901ha lúa nước trời ở Quế Sơn trong vụ đông xuân năm nay đạt khoảng 44,5 tạ/ha, tăng 1,4 tạ/ha so với năm ngoái”.
Không riêng huyện Quế Sơn, nông dân ở nhiều nơi khác, nhất là những địa phương thuộc khu vực trung du – miền núi cũng đang rất vui vì lúa nước trời được mùa trên diện rộng. Cách đây vài ngày, tại hội nghị sơ kết vụ sản xuất đông xuân 2014-2015, ông Lê Muộn – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho hay, ngoài 38.469ha lúa chủ động tưới thì mùa này nông dân toàn tỉnh còn canh tác 5.001ha lúa nước trời.
Nhờ thời điểm làm đòng, trổ bông gặp thời tiết thuận lợi nên năng suất bình quân của lúa nước trời ước đạt 44,82 tạ/ha, tăng 3,65 tạ/ha so với đông xuân trước.
Năng suất tăng mạnh nên tổng sản lượng lúa nước trời đạt 22.416 tấn, cao hơn cùng vụ sản xuất năm ngoái 292 tấn. Trong khi đó, theo tìm hiểu của Tư Ruộng tôi, vì dính phải đợt mưa lũ bất thường xuất hiện hồi cuối tháng 3 nên 38.469ha lúa chủ động tưới vừa nêu cho năng suất thấp, chỉ đạt 57,06 tạ/ha, giảm 2 tạ/ha so với đông xuân 2013-2014.
Có thể bạn quan tâm

Phong trào trồng dâu, nuôi tằm từ xã Sông Ray đang lan nhanh sang các xã lân cận: Xuân Đông, Xuân Tây. Tính đến nay, huyện Cẩm Mỹ có khoảng 170 hécta diện tích trồng dâu với hàng trăm hộ tham gia nuôi tằm. Chị Nguyễn Thị Trang, người trồng dâu nuôi tằm tại ấp 8, xã Sông Ray, chia sẻ: “Tôi là con gái đất dâu tằm Vĩnh Phúc, nên dù vào Nam tôi vẫn theo nghề này hơn mười mấy năm qua.

Theo đó, diện tích nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh của tỉnh chỉ còn 4.072ha do có 428ha sẽ chuyển sang nuôi tôm chân trắng; chuyển 202ha tôm sú quảng canh cải tiến sang nuôi tôm chân trắng (diện tích nuôi tôm sú quảng canh cải tiến còn lại 13.149ha) và 1.280ha nuôi tôm sú - lúa chuyển sang nuôi tôm chân trắng (diện tích mô hình này còn lại 7.620ha).

Mô hình đã thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống và ương lươn giống theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng thức ăn phù hợp, không sử dụng thuốc hóa học, góp phần giảm chi phí sản xuất, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho người nuôi và môi trường xung quanh.

Ngày 20/7, Ban lãnh đạo Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam do ông Lê Minh Châu - Phó Tổng giám đốc dẫn đầu đã đi kiểm tra tiến độ trồng cây cao su tại Thanh Chương. Cùng đi có ông Phạm Trung Thái - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư phát triển cao su Nghệ An.

Hiện nay, cúc tiger đất và vạn thọ được trồng tập trung ở những khoản đất gò, đê bao hoặc được nông dân xã Tân Khánh Đông lên liếp trồng rải vụ quanh năm cặp sông Tiền với diện tích khoảng 15ha.