Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lúa Mùa Ở Đạo Đức Thiệt Hại Lớn Do Rầy Nâu Và Thiên Tai

Lúa Mùa Ở Đạo Đức Thiệt Hại Lớn Do Rầy Nâu Và Thiên Tai
Ngày đăng: 25/09/2014

Những cánh đồng lúa mùa ở xã Đạo Đức (Vị Xuyên) đang vào mùa gặt, thế nhưng nhiều hộ gia đình trong xã không khỏi lo lắng khi nhiều diện tích lúa có khả năng bị mất trắng hoặc giảm năng suất đáng kể do rầy nâu gây hại và ngập úng do mưa lớn và gió giật ảnh hưởng từ hoàn lưu Bão số 3 trong ngày 17, 18.9 vừa qua.

Vụ Mùa năm nay, xã Đạo Đức gieo cấy 173 ha lúa, một số trà chín sớm đang được bà con khẩn trương thu hoạch. Trái với những vụ trước, trên khuôn mặt những người nông dân nơi đây không nở những nụ cười mà thay vào đó là những ưu tư, lo lắng bởi trong những diện tích lúa đang được thu hoạch, có không ít thửa ruộng phải gặt mà không thu được thóc do rầy nâu đã làm “cháy” cả ruộng.

Cầm những bó lúa vừa gặt trên tay, cô Trần Thị Hồng, thôn Làng Nùng thở dài: “Chưa năm nào rầy nâu lại nhiều như năm nay, dù phun thuốc nhiều lắm nhưng vẫn không hết rầy. Các anh thấy đấy, cả ruộng lúa thì có đến một nửa bị mất trắng vì “cháy” rầy, nửa còn lại thì cũng chẳng được mấy thóc mà ăn”.

Cùng hoàn cảnh bị ảnh hưởng của rầy nhưng thiệt hại nặng nề hơn cả là gia đình ông Lý Văn Thông, thôn Bản Bang và Nông Văn Bách thôn Bình Vàng với hơn 2.000m2 lúa bị mất trắng. Ông Thông lo lắng: “Cả vụ chỉ được vài bao thóc thế này, đến tháng giáp hạt không biết lấy gì mà ăn đây”.

Theo rà soát sơ bộ của xã Đạo Đức, có trên 12 ha diện tích lúa mùa của xã bị ảnh hưởng do rầy phá hại và có hơn 1 ha bị mất trắng, tập trung chủ yếu ở các thôn Bản Bang, Bình Vàng, Làng Khẻn, Làng Nùng. Anh Nguyễn Xuân Tình, cán bộ khuyến nông xã Đạo Đức cho biết: Khi phát hiện có rầy xuất hiện trên lúa, xã đã hướng dẫn, vận động bà con nông dân sử dụng các loại thuốc trừ rầy như Bassa 50 EC, Basa 50 ND... phun thành 2 đợt trên diện tích bị nhiễm.

Đối với diện tích bị nhiễm nặng, lưu ý các hộ cần tăng gấp đôi liều lượng thuốc, rạch hàng lúa để phun, phun tập trung vào gốc lúa, chỉ phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát. Sau các đợt phun, rầy nâu đã được khống chế và giảm dưới mức gây hại, tuy nhiên, một số diện tích mất trắng do người dân chủ quan, phát hiện muộn nên không thể cứu được lúa.

Ngoài diện tích lúa bị thiệt hại, ảnh hưởng do rầy, hoàn lưu Bão số 3 đã gây mưa to, gió giật từ đêm 16 đến sáng 18.9 khiến hơn 29 ha lúa mùa đang thời kỳ phơi màu chuẩn bị thu hoạch bị ngập úng; 6,1 ha ngô và hơn 2 ha rau các loại bị ngập úng hơn 24h, làm cây lúa bị rạp, đổ, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lúa, ngô của Đạo Đức trong vụ này, anh Tình cho biết thêm.

Chủ tịch UBND xã Đạo Đức, Lê Đình Trung chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên xã Đạo Đức bị ảnh hưởng nặng của rầy nâu và thiên tai như vậy.

Trước tình hình đó, để tránh “trắng đồng” gây ảnh hưởng đến đời sống của bà con trong những tháng giáp hạt tới, xã đã tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân chủ động gặt lúa với những diện tích ảnh hưởng nặng của rầy và ngập úng.

Có thể thấy, nếu như dịch rầy nâu được người dân phát hiện sớm và có hướng tiêu diệt kịp thời, chắc chắn sẽ không thiệt hại nhiều như hiện nay.

Điều này là lời cảnh báo đối với bà con nông dân và cán bộ khuyến nông thôn, xã cần thường xuyên kiểm tra dịch bệnh, sâu hại lúa trong suốt quá trình sinh trưởng của cây để có hướng bảo vệ, tránh thiệt hại lớn đến năng suất, sản lượng lương thực của người dân.

Với những thiệt hại do dịch bệnh và thiên tai xảy ra ở Đạo Đức trong vụ mùa này, lãnh đạo xã Đạo Đức và nhất là bà con nơi đây mong muốn huyện, tỉnh có thể hỗ trợ một phần nào đó đối với những diện tích bị ảnh hưởng, thiệt hại, nhất là đối với những hộ bị chịu thiệt hại nặng như gia đình ông Lý Văn Thông, thôn Bản Bang và Nông Văn Bách thôn Bình Vàng...


Có thể bạn quan tâm

Mở Rộng Mô Hình Chăn Nuôi Hươu Quy Mô Lớn Ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) Mở Rộng Mô Hình Chăn Nuôi Hươu Quy Mô Lớn Ở Hương Sơn (Hà Tĩnh)

Lâu nay, nghề chăn nuôi hươu ở huyện miền núi Hương Sơn đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Đặc biệt trong thời gian gần đây bằng nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp nên nghề chăn nuôi hươu trên địa bàn đã có bước phát triển vượt bậc, việc xây dựng mô hình theo hướng tập trung hàng hóa thực sự có sức lan tỏa rộng lớn trong nếp nghĩ, cách làm của hầu hết người dân.

08/04/2013
Tập Huấn Kỹ Thuật Phòng Trừ Ruồi Đục Quả Táo Tập Huấn Kỹ Thuật Phòng Trừ Ruồi Đục Quả Táo

Tại buổi tập huấn, cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con tìm hiểu các triệu chứng, đặc điểm, chu trình gây hại của ruồi đục quả và biện pháp phòng trừ bằng bẫy bả sinh học Ento – Pro. Qua đó giúp nông dân phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, nâng cao năng suất, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm táo.

15/08/2013
Hiệu Quả Cánh Đồng Mẫu Vùng Đầu Nguồn An Giang Hiệu Quả Cánh Đồng Mẫu Vùng Đầu Nguồn An Giang

Tổng kết sản xuất vụ thu đông năm 2012, nông dân xã Tân Thạnh – vùng đầu nguồn của thị xã. Tân Châu (tỉnh An Giang) vô cùng phấn khởi bởi hiệu quả từ cánh đồng mẫu mang lại. Với năng suất thu hoạch đạt 7,1 tấn/ha, giá lúa 5.000 đồng/kg, giá thành sản xuất chỉ 2.800 đồng/kg; sau khi trừ chi phí còn thu lợi nhuận trên mỗi ha 15,5 triệu đồng.

21/02/2013
Sử Dụng Phụ Phẩm Trong Nông Nghiệp Làm Thức Ăn Cho Bò Sử Dụng Phụ Phẩm Trong Nông Nghiệp Làm Thức Ăn Cho Bò

Đối với loại vỏ xơ mít ủ chua cùng bột ngô theo tỷ lệ 3%, 6% và 9% trong thành phần với thời gian trên 90 ngày. Sử dụng vỏ xơ mít ủ chua nuôi bò, hiệu quả kinh tế cao hơn cho ăn rơm ủ urê. Kết quả là nhằm kết hợp tốt giữa sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả với chăn nuôi.

15/08/2013
Ngăn Chặn Tình Trạng Tận Diệt Cá Non, Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ở Cà Mau Ngăn Chặn Tình Trạng Tận Diệt Cá Non, Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ở Cà Mau

Ông Lê Thanh Triều - Chủ tịch UBND huyện U Minh tỉnh Cà Mau cho biết, vụ thu hoạch cá đồng mỗi năm chỉ có một lần hiện đang vào mùa nhưng đã xuất hiện nhiều hình thức tận diệt cá non, nguồn cá giống dùng để thả nuôi cho vụ mùa sau. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì sẽ không còn nguồn cá giống để thả nuôi cho vụ mùa tới.

09/04/2013