Lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long đang lên cơn sốt

Lúa lên giá khi hay tin gạo hút hàng xuất khẩu, tăng thêm bình quân 100-200 đồng/kg.
Các chủ ghe đi về vùng đồng xa thu mua lúa vụ thu đông ở các huyện Gò Quao, Giồng Riềng (Kiên Giang) và An Giang cho hay:
Lúa càng lên giá càng khó mua, do tâm lý nông dân ngóng chờ giá lên nữa. Hiện nay bất ngờ là lúa IR50404 được tiêu thụ mạnh.
Tại Cần Thơ, thương lái thu mua lúa tươi IR 50404 giá 4.200-4.300 đồng/kg, lúa khô 5.100- 5.300 đồng/kg.
Lúa hút theo giá gạo lứt nguyên liệu đang lên mức 6.450-6.500 đồng/kg, tăng 400 đồng/kg so cách đây hơn một tuần, do cần nguồn cung chế biến gạo xuất khẩu 25% tấm.
Bên cạnh đó, các giống lúa hạt dài như OM 5451, OM 2517 cũng tăng giá, lúa tươi 4.500-4.800 đồng/kg, lúa khô 5.400-5.500 đồng/kg, tăng 400 đồng/kg.
Tăng mạnh nhất là giống lúa RVT ở vùng Sóc Trăng, Bạc Liêu.
Vào đợt mưa bão vừa qua giá lúa RVT giảm mạnh còn 4.300 đồng/kg vì xay ra gạo bán không ai mua. Nhưng hiện thời giá lúa RVT tăng lên 5.600 đồng/kg vẫn hút hàng.
Thương nhân kinh doanh lúa gạo trong vùng dự đoán, tiếp theo hợp đồng xuất khẩu gạo sang Philippines, gạo Việt Nam lại trúng thầu xuất khẩu sang Indonesia 1 triệu tấn, mở ra cơ hội xuất khẩu tăng trở lại từ nay đến vụ đông xuân.
Trong khi đó, nguồn cung lúa thu đông đang giảm dần do thu hoạch cuối vụ và giá lúa sẽ tiếp tục có lợi cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) trong nông nghiệp được hiểu là đưa công nghệ và kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế.

Sáng 21/7, tại TP Tuy Hòa, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám và Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên Lê Văn Trúc đồng chủ trì hội nghị sơ kết 6 tháng triển khai đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Tham gia hội nghị có lãnh đạo Tổng cục Thủy sản, đại diện một số cục, vụ, viện thuộc Bộ NN-PTNT; lãnh đạo UBND các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định; các doanh nghiệp và ngư dân tham gia chuỗi liên kết tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.

Hiện nay, hơn 3,3 ha tôm nuôi trên địa bàn Diễn Châu (Nghệ An) đã xuất hiện bệnh. Một số đầm, tôm chết nhiều nên phải thu hoạch sớm.

Đang là mùa mưa nên nhiệt độ thường giảm xuống, các chỉ số môi trường thay đổi liên tục; Do đó người nuôi tôm ở Sóc Trăng cần theo dõi thông tin khuyến cáo của ngành chức năng, đặc biệt là thông báo quan trắc môi trường nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, diễn biến thời tiết, cảnh báo dịch bệnh… để bà con có 1 vụ nuôi thành công.

Sò huyết Ô Loan là đặc sản của Phú Yên, nhưng nhiều năm nay loài thủy sản này gần như bị cạn kiệt. Nuôi sò huyết là công việc mới nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản đặc hữu của đầm Ô Loan. Hiện Nhà nước đang đầu tư cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng nuôi nhằm từng bước chuyển đổi nghề, tạo sinh kế cho người dân địa phương.