Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lúa gạo cũng gia công, trợ cấp cho người mua thế giới

Lúa gạo cũng gia công, trợ cấp cho người mua thế giới
Ngày đăng: 07/10/2015

Vươn lên vị trí thứ ba về xuất khẩu gạo của thế giới, song Việt Nam lại trở thành một trong những nước có giá gạo xuất khẩu sụt giảm mạnh nhất trong thời gian qua.

Việc chưa xây dựng được thương hiệu gạo cho Việt Nam, năng suất thấp, gạo Việt đang dần mất uy tín và lợi thế trên nhiều thị trường thế giới.

Trao đổi với chúng tôi, GS. Võ Tòng Xuân - Chuyên gia nghiên cứu lâu năm về ngành nông nghiệp và lúa gạo cho rằng:

Bản chất của ngành gạo Việt Nam là đang đi vào “vết xe đổ” của nhiều ngành công nghiệp như dệt may, da giày. Tức là ngành gạo cũng đang đi gia công cho thế giới khi mà giá trị gia tăng cho người sản xuất chỉ ở mức thấp.

Trong khi đó, với chính sách hỗ trợ hiện nay của Chính phủ như thu mua, tạm trữ lúa gạo, chính sách phát triển nông nghiệp, thủy lợi và đê điều… thì việc xuất khẩu gạo với giá thấp đang gián tiếp hỗ trợ cho người mua gạo trên thế giới, trong khi người sản xuất không được hưởng lợi.

Thưa ông, tại sao ông lại cho rằng ngành gạo Việt Nam cũng đang là ngành “gia công” khi đây là ngành xuất khẩu có lợi thế?

Rõ ràng là Nhà nước mình đang bao cấp cho nông dân trồng lúa rất nhiều, nhưng lại không tạo ra được giá trị gia tăng ở đây. Từ trước tới giờ người nông dân không chịu theo quá trình canh tác, ứng dụng kỹ thuật hiện đại mà tự làm theo ý mình, năng suất không đạt yêu cầu và gạo xuất khẩu đi chưa đạt được giá cao.

Tôi cho rằng ngành lúa gạo cũng đang gia công, là vì hiện nay với các giống lúa thường, ở miền Nam làm theo giống của mình, song ở miền Bắc mua giống bên Trung Quốc. Phân bón thì chỉ thỏa mãn được một nửa nhu cầu, thuốc trừ sâu phải mua 100%, máy móc cho sản xuất lúa cũng nhập, xăng dầu cũng nhập.

Tính ra thì mình đem nguyên liệu từ ngoài vào, có khác nào làm gia công. Thực tế thì người nông dân, những người trực tiếp sản xuất ra hạt gạo chưa có lời được 30% như mong muốn.

Việt Nam là nước duy nhất có giá lúa gạo xuất khẩu giảm trong khi nhiều nước xuất được với giá cao. Liệu đây có phải là nguyên nhân khiến cho người nông dân chưa có lời?

Người trồng lúa chưa có lời vì nhiều lý do, nhưng phải thấy một thực tế rằng những chính sách hỗ trợ hiện nay đang đang tạo thuận lợi để cho gạo giá rẻ. Lẽ ra với chi phí giá thấp như vậy, người nông dân được hưởng lợi, thế nhưng thực tế giá gạo xuất khẩu rẻ như hiện nay của Việt Nam, lại đang bao cấp cho người mua thế giới.

Không chỉ chính sách hỗ trợ thu mua tạm trữ gạo, các DN được hưởng lãi suất thấp để đảm bảo người nông dân được lãi 30%, song người nông dân vẫn chưa có lời, không được 30% thì ít nhất cũng phải 10%.

Bên cạnh đó, chúng ta thấy rằng chi phí để đầu tư làm thủy lợi chiếm tới 70% chi phí đầu tư nông nghiệp. Đáng lẽ trong hạch toán giá thành 1 kg lúa phải đưa khấu hao thủy lợi vào, nhưng hoàn toàn không đưa vào, nên giá lúa của mình thấp.

Chính sách đã ấn định diện tích trồng lúa là 3,8 triệu ha song trên thực tế lại không như vậy. Liệu đây có là chính sách phù hợp để giúp ngành gạo có vị trí vững chắc?

Mình không nên ấn định diện tích lúa là bao nhiêu, bởi một vấn đề đặt ra là những diện tích còn lại sẽ trồng gì, ai mua?

Tốt nhất là mình nên ấn định thị trường và nhu cầu, tức là dựa trên lợi thế cạnh tranh, trồng những sản phẩm mà chỉ Việt Nam mình làm được, nhưng những nơi khác không làm được, xây dựng gạo có thương hiệu thì mới giúp có thể chủ động giá.

Từ câu chuyện giá lúa thấp, chưa xây dựng được thương hiệu gạo… liệu chúng ta có nên thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành này hay không?

Làm sao thu hút đầu tư với nhiều mô hình nông nghiệp công nghiệp cao là cần thiết. Những nhà đầu tư nước ngoài cũng muốn bỏ vốn vào, nhưng hiện nay chính sách vào đầu tư nông nghiệp và ngành lúa gạo chưa thể cho nhà đầu tư nước ngoài, bởi như vậy sẽ cạnh tranh trực tiếp với DN của mình.

Chính sách mới là quan trọng, song đang dè dặt lắm. Còn doanh nghiệp cũng dám vào để làm nhưng chính sách, ưu đãi đầu tư nước ngoài là những vấn đề đang rất nhạy cảm bởi nó liên quan đến an ninh lương thực.


Có thể bạn quan tâm

Lợi nhuận cao từ nuôi rươi thương phẩm Lợi nhuận cao từ nuôi rươi thương phẩm

Nuôi rươi thương phẩm ít rủi ro, đầu tư thấp nhưng lợi nhuận khá cao. Nơi có bãi triều phù hợp, rươi là đối tượng nuôi phù hợp cho phát triển kinh tế, góp phần xóa đỏi giảm ngèo.

23/11/2015
Bỏ trồng lúa để nuôi cá, trồng cỏ voi Bỏ trồng lúa để nuôi cá, trồng cỏ voi

Mặc dù đất quy định để trồng lúa, nhưng vài năm qua nhiều nông dân TP.HCM đã không trồng lúa trên diện tích đó mà chuyển sang nuôi, trồng các loại cây, con khác.

23/11/2015
Nhiều vườn lan tiền tỷ giữa Sài thành Nhiều vườn lan tiền tỷ giữa Sài thành

Ở TP. HCM xuất hiện ngày càng nhiều mô hình nông nghiệp đô thị với giá trị sản xuất tới cả tỷ đồng/ha mỗi năm, nổi bật là mô hình sản xuất hoa lan với nhiều vườn lan tiền tỷ. Đây được coi là hướng chuyển đổi sản xuất nông nghiệp đô thị phù hợp trong điều kiện hiện nay.

23/11/2015
Công nghệ mới trong nuôi cá biển Công nghệ mới trong nuôi cá biển

Phát triển cá lồng trên biển đang tạo giá trị lớn cho người dân. Tuy nhiên, hạn chế là vấn đề thiệt hại trong nuôi trồng vẫn cao; việc đưa ra giải pháp về quy hoạch lại vùng nuôi, kiểm soát mức độ cho ăn, con giống… được quan tâm hàng đầu hiện nay.

23/11/2015
Người Mường thu tiền tỷ từ trồng cam Người Mường thu tiền tỷ từ trồng cam

Nằm gọn trong thung lũng của xã Thu Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình), trên diện tích khiêm tốn chỉ khoảng 4,3ha đất trồng lúa và một ít diện tích đất đồi, nhưng nhiều hộ dân thôn Vỏ 1 đã đổi đời, thậm chí có người thu tiền tỷ từ trồng cam.

23/11/2015