Lúa Được Giá Nhờ Thị Trường Nội Địa

Nguyên nhân do phần lớn lượng lúa gạo đã được tiêu thụ nội địa và xuất bán qua đường tiểu ngạch.
Ngày 27/8, ông Lê Khắc Ghi - phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang - cho biết dù xuất khẩu gạo chậm lại, giá trị xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trên địa bàn đến nay chỉ đạt 188,977 triệu USD, giảm tới 31,84% so với cùng kỳ 2013.
Tuy nhiên giá lúa vẫn ổn định theo xu hướng tăng và lượng lúa tồn kho tại các doanh nghiệp cũng như hộ nông dân đều không còn.
Nguyên nhân của hiện tượng này, theo ông Ghi, do phần lớn lượng lúa gạo đã được tiêu thụ nội địa và xuất bán qua đường tiểu ngạch.
Được biết, giá bình quân lúa khô mua tại ruộng đối với lúa thường hiện ở mức 5.742 đồng/kg, lúa dài 5.975 đồng/kg (cao hơn cùng kỳ 2013 khoảng 400 - 500 đồng/kg).
Có thể bạn quan tâm

Có thể nói, trong khi nhiều mặt hàng nông sản còn đang “tìm đường”, thì ngay từ năm 2006 ngành điều Việt Nam đã thành “cường quốc” khi xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới, hội nhập quốc tế sâu rộng với thị trường gồm trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hiện nay, tại vùng chuyên canh cây sả huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang), thương lái đang thu mua sả với giá cao, nông dân hưởng lợi lớn, nhiều hộ khấm khá nên bà con rất phấn khởi.
Bên cạnh các nghề ăn theo trong mùa nước nổi như giăng lưới, kéo côn, đặt lờ... thì việc bắt ốc bươu vàng cũng được xem là biện pháp “nhất cử lưỡng tiện”, vừa tận diệt loài sinh vật gây hại lúa, vừa mang lại thu nhập cho người dân.

Đã có 15 trên tổng số 28 quốc gia thành viên thuộc Liên minh châu Âu (EU) nhất trí với luật loại bỏ các sản phẩm nông nghiệp biến đổi gen (GMO) khỏi toàn bộ hoặc một phần lãnh thổ trong bối cảnh thời hạn chót cho vấn đề này đang đến gần.