Lúa Được Giá Nhờ Thị Trường Nội Địa

Nguyên nhân do phần lớn lượng lúa gạo đã được tiêu thụ nội địa và xuất bán qua đường tiểu ngạch.
Ngày 27/8, ông Lê Khắc Ghi - phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang - cho biết dù xuất khẩu gạo chậm lại, giá trị xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trên địa bàn đến nay chỉ đạt 188,977 triệu USD, giảm tới 31,84% so với cùng kỳ 2013.
Tuy nhiên giá lúa vẫn ổn định theo xu hướng tăng và lượng lúa tồn kho tại các doanh nghiệp cũng như hộ nông dân đều không còn.
Nguyên nhân của hiện tượng này, theo ông Ghi, do phần lớn lượng lúa gạo đã được tiêu thụ nội địa và xuất bán qua đường tiểu ngạch.
Được biết, giá bình quân lúa khô mua tại ruộng đối với lúa thường hiện ở mức 5.742 đồng/kg, lúa dài 5.975 đồng/kg (cao hơn cùng kỳ 2013 khoảng 400 - 500 đồng/kg).
Có thể bạn quan tâm

Hải Hà (Quảng Ninh) là một huyện có đường bờ biển kéo dài với nhiều diện tích tự nhiên phù hợp để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Trong những năm qua, huyện Hải Hà đã có nhiều cố gắng để phát huy lợi thế ven biển, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng NTM trên địa bàn huyện.

Nhằm đa dạng hóa các đối tượng nuôi và hình thức nuôi trên đồng triều, từng bước đưa ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, tháng 5-2013, Trạm Khuyến nông huyện Hoằng Hóa phối hợp với UBND xã Hoằng Châu (Thanh Hóa) thực hiện mô hình “Nuôi cua xanh xen vụ nuôi tôm sú”.

Năm 1994, từ Thanh Hóa anh Mai Văn Khẩn vào Lâm Đồng lập nghiệp. Thấy vùng này phát triển cây rau tốt, anh cũng lân la tìm hiểu và tìm đất canh tác.

Nhiều ao nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam bị hư hại do bão số 11. Ngay sau bão, các chủ hồ tôm đang nỗ lực tìm cách khắc phục

Thạnh Phú (Bến Tre) có tổng diện tích nuôi thủy sản khoảng 16.650ha. Trong lĩnh vực ngư nghiệp, bên cạnh việc xác định con tôm là chủ lực, huyện vẫn khuyến khích người dân phát triển nuôi thủy sản theo hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi.