Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lúa DQ 11 lên Thái Nguyên

Lúa DQ 11 lên Thái Nguyên
Ngày đăng: 11/10/2015

Giống lúa DQ 11 sẽ vào cơ cấu giống chính thức của Thái Nguyên trong vụ tới.

Vụ xuân 2015, Trung tâm Giống cây trồng Thái Nguyên đưa DQ 11 vào trồng thử nghiệm với quy mô nhỏ.

Bất ngờ với sự thích ứng của giống, vụ mùa 2015 trung tâm đã phối hợp mở rộng diện tích ra nhiều địa phương.

Bà Dương Ngọc Huê, Trung tâm Giống cây trồng Thái Nguyên cho biết, DQ11 có chiều cao cây từ 100 - 110 cm, góc lá hẹp, gọn cây, khả năng chống đổ cao; đẻ nhánh khá, tập trung, lá đòng đứng, mào xanh, bản lá rộng vừa phải.

Lúa trỗ tập trung, thoát cổ bông, số bông hữu hiệu, số hạt chắc trên bông đạt cao. Hình thức hạt thon nhỏ, vàng sáng, xếp sít, khối lượng 1.000 hạt đạt 22 gram.

Ông Hoàng Văn Dương, xóm Làng Phan, xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương cho biết, gia đình ông có 6 sào ruộng, trong vụ mùa này, cả 6 sào được đưa vào cấy toàn bộ bằng giống DQ 11. Tất cả những nội dung giới thiệu về giống qua tập huấn đã được cây lúa chứng minh trên thực tế.

Được biết, Sở NN-PTNT Thái Nguyên đang xây dựng cơ chế chính sách để hỗ trợ giá giống cho người dân tham gia trồng DQ 11 trong thời gian tới. Hiện nhóm giống lúa thuần đang được tỉnh này hỗ trợ giá với mức 20.000 đ/sào.

Ông Dương khẳng định, năng suất thực tế của cây lúa còn cao hơn đánh giá có phần khiêm tốn của cán bộ xây dựng mô hình.

Cụ thể, số hạt chắc trên tổng số hạt của một bông lúa được báo cáo là 185/218 hạt nhưng ông đã thống kê trong nhiều ngày thì thấy trung bình phải đạt 255 hạt chắc trên tổng số 280 hạt/bông.

Nhiều bông đạt 302 hạt chắc trên tổng số 334 hạt.

Chắc chắn, năng suất ước tính của cán bộ là 69 tạ/ha sẽ còn có khoảng cách so với năng suất thực của giống này. Ông Dương nhẩm tính thì năng suất thực của DQ11 vụ mùa này sẽ đạt 75 - 80 tạ/ha.

Cũng tại xóm Làng Phan, bà Phó Thị Tuyết cấy 7 sào DQ 11. Bà Tuyết cho biết, ngay trong vụ đầu thử nghiệm, DQ 11 đã được áp dụng phương pháp canh tác lúa cải tiến SRI.

Theo đó, lúa được cấy mạ non, 1 dảnh/khóm, được làm cỏ sục bùn.

Mỗi sào lúa chỉ sử dụng hết 3 kg đạm, 7 kg kali, 20 kg lân và 150 kg phân chuồng.

Cánh đồng Làng Phan mấy năm vừa qua liên tục bị sâu cuốn lá, sâu đục thân và dầy nâu hoành hành. Vụ mùa này, những diện tích DQ 11 như được miễn nhiễm với các loại sâu bệnh trên nên người dân sử dụng rất ít thuốc BVTV. Bà Tuyết khẳng định sẽ tìm mua giống DQ 11 để SX trong các vụ gieo cấy tiếp theo.

Ông Hà Văn Xuân, GĐ Trung tâm Giống cây trồng Thái Nguyên cho biết, hầu hết người dân tham gia trồng thử DQ 11 trong 3 vụ vừa qua tại Thái Nguyên đều mong muốn tiếp tục SX loại giống trên. DQ 11 chinh phục người nông dân ở 3 lý do là năng suất, tính thuần hóa cao, thời gian sinh trưởng ngắn phù hợp với cơ cấu mùa vụ và đặc biệt là chất lượng gạo ngon.

à ở đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ.

Giống lúa DQ 11 sẽ vào cơ cấu giống chính thức của Thái Nguyên trong vụ tới.

Vụ xuân 2015, Trung tâm Giống cây trồng Thái Nguyên đưa DQ 11 vào trồng thử nghiệm với quy mô nhỏ. Bất ngờ với sự thích ứng của giống, vụ mùa 2015 trung tâm đã phối hợp mở rộng diện tích ra nhiều địa phương.

Bà Dương Ngọc Huê, Trung tâm Giống cây trồng Thái Nguyên cho biết, DQ11 có chiều cao cây từ 100 - 110 cm, góc lá hẹp, gọn cây, khả năng chống đổ cao; đẻ nhánh khá, tập trung, lá đòng đứng, mào xanh, bản lá rộng vừa phải.

Lúa trỗ tập trung, thoát cổ bông, số bông hữu hiệu, số hạt chắc trên bông đạt cao. Hình thức hạt thon nhỏ, vàng sáng, xếp sít, khối lượng 1.000 hạt đạt 22 gram.

Ông Hoàng Văn Dương, xóm Làng Phan, xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương cho biết, gia đình ông có 6 sào ruộng, trong vụ mùa này, cả 6 sào được đưa vào cấy toàn bộ bằng giống DQ 11. Tất cả những nội dung giới thiệu về giống qua tập huấn đã được cây lúa chứng minh trên thực tế.

Được biết, Sở NN-PTNT Thái Nguyên đang xây dựng cơ chế chính sách để hỗ trợ giá giống cho người dân tham gia trồng DQ 11 trong thời gian tới. Hiện nhóm giống lúa thuần đang được tỉnh này hỗ trợ giá với mức 20.000 đ/sào.

Ông Dương khẳng định, năng suất thực tế của cây lúa còn cao hơn đánh giá có phần khiêm tốn của cán bộ xây dựng mô hình.

Cụ thể, số hạt chắc trên tổng số hạt của một bông lúa được báo cáo là 185/218 hạt nhưng ông đã thống kê trong nhiều ngày thì thấy trung bình phải đạt 255 hạt chắc trên tổng số 280 hạt/bông. Nhiều bông đạt 302 hạt chắc trên tổng số 334 hạt.

Chắc chắn, năng suất ước tính của cán bộ là 69 tạ/ha sẽ còn có khoảng cách so với năng suất thực của giống này. Ông Dương nhẩm tính thì năng suất thực của DQ11 vụ mùa này sẽ đạt 75 - 80 tạ/ha.

Cũng tại xóm Làng Phan, bà Phó Thị Tuyết cấy 7 sào DQ 11. Bà Tuyết cho biết, ngay trong vụ đầu thử nghiệm, DQ 11 đã được áp dụng phương pháp canh tác lúa cải tiến SRI. Theo đó, lúa được cấy mạ non, 1 dảnh/khóm, được làm cỏ sục bùn. Mỗi sào lúa chỉ sử dụng hết 3 kg đạm, 7 kg kali, 20 kg lân và 150 kg phân chuồng.

Cánh đồng Làng Phan mấy năm vừa qua liên tục bị sâu cuốn lá, sâu đục thân và dầy nâu hoành hành. Vụ mùa này, những diện tích DQ 11 như được miễn nhiễm với các loại sâu bệnh trên nên người dân sử dụng rất ít thuốc BVTV. Bà Tuyết khẳng định sẽ tìm mua giống DQ 11 để SX trong các vụ gieo cấy tiếp theo.

Ông Hà Văn Xuân, GĐ Trung tâm Giống cây trồng Thái Nguyên cho biết, hầu hết người dân tham gia trồng thử DQ 11 trong 3 vụ vừa qua tại Thái Nguyên đều mong muốn tiếp tục SX loại giống trên.

DQ 11 chinh phục người nông dân ở 3 lý do là năng suất, tính thuần hóa cao, thời gian sinh trưởng ngắn phù hợp với cơ cấu mùa vụ và đặc biệt là chất lượng gạo ngon.


Có thể bạn quan tâm

Quảng Nam Phát Triển Mô Hình Nuôi Cá Lồng Bè Hướng Đến VietGAP Quảng Nam Phát Triển Mô Hình Nuôi Cá Lồng Bè Hướng Đến VietGAP

Trong đó, huyện Đại Lộc có tiềm năng phát triển nghề nuôi cá nước ngọt lồng bè lớn nhất tỉnh Quảng Nam với diện tích mặt nước lên đến 100 ha và 75 lồng bè. Hiện huyện Đại Lộc đang tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi cá lồng bè hướng đến VietGap.

06/08/2014
Sâu Bệnh Tăng Diện Gây Hại Trên Lúa Thu Đông Sâu Bệnh Tăng Diện Gây Hại Trên Lúa Thu Đông

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, hiện trong toàn tỉnh có 22.698ha bị nhiễm sâu bệnh (tăng 17.653ha so với hồi giữa tháng 7) trong tổng số 54.037ha lúa đã xuống giống.

06/08/2014
Cây Trồng Chủ Lực Nhiễm Sâu Bệnh Cây Trồng Chủ Lực Nhiễm Sâu Bệnh

Chưa bao giờ tình hình sâu bệnh hại cây trồng tại Khánh Sơn (Khánh Hòa) lại diễn biến phức tạp và nghiêm trọng như hiện nay. Các loại cây trồng chủ lực của huyện như: sầu riêng, mít nghệ, hồ tiêu… đều đã bị nhiễm sâu bệnh trên diện rộng, gây nhiều thiệt hại cho bà con nông dân.

06/08/2014
Tiền Giang Khai Thác Lợi Thế Cây Sơ Ri Tiền Giang Khai Thác Lợi Thế Cây Sơ Ri

Sự kiện Công ty TNHH Một thành viên (MTV) Nichirei Suco Việt Nam đưa vào hoạt động nhà máy chế biến ngay trên vùng nguyên liệu sơ ri Gò Công (Tiền Giang) đã mở ra cơ hội mới cho loại đặc sản của vùng đất nhiễm mặn này.

26/07/2014
Tích Cực Chăm Sóc Các Cây Trồng Vụ Mùa Tích Cực Chăm Sóc Các Cây Trồng Vụ Mùa

Theo đó, tại các cánh đồng lúa, ngô nhân dân đang tích cực chủ động làm cỏ, bón phân và phun thuốc trừ sâu trên những diện tích lúa xuất hiện sâu gây hại. Nhân dân các địa phương được khuyến cáo giữ mực nước ổn định cho lúa từ 2 - 3cm, kết hợp làm cỏ, sục bùn, thuận lợi cho cây lúa bén rễ phát triển

06/08/2014