Lúa Đông Xuân Trái Lịch, Thu Hoạch Lợi Nhuận Thấp

Hiện nay bên cạnh 8.000ha lúa đông xuân xuống giống theo lịch thời vụ khuyến cáo của ngành chuyên môn, một số diện tích lúa nông dân ở huyện Hồng Ngự tự ý xuống giống sớm cũng đang bước vào giai đoạn thu hoạch. Do xuống giống trái mùa nên chi phí đầu tư sản xuất cũng như phòng, chống dịch bệnh trên lúa phát sinh nhiều, dẫn đến lợi nhuận đạt thấp.
Cụ thể, toàn huyện thu hoạch được trên 100ha lúa đông xuân sớm, ở xã Thường Thới Tiền, năng suất bình quân 5,5 tấn/ha. Hiện giá lúa tươi tại ruộng được thương lái thu mua từ 4.700 - 4.800 đồng/kg. Theo tính toán của bà con nông dân, trừ các khoản chi phí nông dân chỉ thu lợi nhuận từ 5 đến 10 triệu đồng/ha, đạt khoảng 50% so với lợi nhuận bình quân các vụ. Theo nhiều nông dân, lúa đông xuân sớm bị sâu bệnh như cháy lá, rầy nâu gây hại mạnh nên chi phí đầu tư khá cao.
Hiện tại toàn huyện còn gần 300ha lúa đông xuân sớm đang giai đoạn trổ chín cũng bị rầy nâu tấn công gây hại, mật độ từ 50 - 750 con/m2. Dự báo năng suất cũng bị ảnh hưởng khi thu hoạch.
Nguồn bài viết: http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187EBA/Lua_dong_xuan_trai_lich_thu_hoach_loi_nhuan_thap.aspx
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2011, khi các Dự án về nuôi cá giòn được triển khai ở địa phương, các chủ hộ được tập huấn kỹ thuật luyện cá nuôi thường (cá trắm và chép) thành cá giòn, đã giúp người dân nuôi hiệu quả hơn và nghề này ngày càng phát triển.

Để bảo vệ vườn chuối, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên đề nghị địa phương tổ chức tập huấn cho người trồng chuối về kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh hại chuối, đồng thời tiến hành áp dụng mô hình trồng chuối cao sản để nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân.

Đến thời điểm này, vụ vải thiều năm 2014 đã kết thúc. Theo tổng hợp của ngành chức năng, sản lượng vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang đạt hơn 191 nghìn tấn, tăng hơn 60 nghìn tấn so với năm 2013.

Một trong những hộ nuôi ong mật thành công trên địa bàn huyện là là anh Nguyễn Văn Thanh ở xã Tân Tiến. Hiện anh Thanh đang sở hữu khoảng 1.000 thùng ong với 6 năm kinh nghiệm nuôi ong lấy mật và anh là thành viên của hội nuôi ong tại địa phương.

Với đặc điểm của một xã vùng cao có diện tích đất nông nghiệp hạn chế cộng với khí hậu khắc nghiệt khiến việc trồng trọt ở Sủng Là gặp nhiều khó khăn, chỉ đủ ăn. Việc trồng cỏ và nuôi bò được xem là một hướng đi chính có nhiều triển vọng giúp người dân ở đây xóa đói giảm nghèo theo chủ trương của tỉnh.