Lúa đổ ngã, thiệt hại lớn

Trong đó, 10 ha đổ ngã trên 70%, 475 ha đổ ngã từ 30 - 70% và hơn 1.500 ha bị đổ ngã từ 10 - 30%, chủ yếu tại các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, hai quận Thốt Nốt và Ô Môn.
Nông dân phải thu hoạch bằng cách cắt thủ công nên giá công lao động, vận chuyển lúa tăng lên từ 58% đến 71% so với thu hoạch bằng máy gặt đập. Giá công cắt lúa bằng tay từ 5,5 triệu đ/ha lên 8,4 triệu đ/ha (gồm cả công vận chuyển và suốt lúa).
Công cắt lúa bằng máy đối với lúa ngã đổ 2,3 - 2,4 triệu đ/ha (lúa đứng 1,9 - 2,1 triệu đ/ha). Đã vậy, giá lúa tươi tại ruộng giảm từ 150 - 700 đ/kg so với trước khi bị mưa dầm. Lúa IR 50404 bán tại ruộng 3.900 - 4.200 đ/kg, lúa bị đổ ngã 3.000 - 3.900 đ/kg. Các giống lúa OM 4.000 - 4.400 đ/kg, lúa bị đổ ngã còn 3.500 - 3.900 đ/kg; lúa Jasmine 4.700 - 4.900 đ/kg.
Đến nay Cần Thơ thu hoạch được hơn 36.000/72.000 ha lúa TĐ, năng suất bình quân 5,2 tấn/ha, tăng 0,1 tấn/ha so cùng kỳ. Dự kiến từ nay đến cuối tháng 10/2015 sẽ thu hoạch dứt điểm.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ áp dụng bài bản quy trình chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh nên thời gian qua mô hình nuôi cá lóc thương phẩm và heo nái sinh sản của gia đình ông Nguyễn Văn Ba ở thôn Trung Đông (xã Duy Trung, Duy Xuyên) mang lại hiệu quả kinh tế cao...

Trước thực trạng thực phẩm bẩn tràn lan, anh Nguyễn Văn Khôi (thôn Trung Hạ, xã Quế Trung, huyện Nông Sơn) đầu tư mô hình trồng chuối, bưởi sạch và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.

Chăn nuôi heo, cá theo kiểu truyền thống ngày càng nhiều rủi ro dịch bệnh. Việc áp dụng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, ứng dụng đệm lót sinh học mở ra hướng đi đúng, nhằm giảm ô nhiễm môi trường, bớt rủi ro, hướng tới chăn nuôi sạch tại Bạc Liêu.

Mọi người vẫn nói về công việc của anh Lê Văn Hữu (57 tuổi, ở thôn Kim Thành, xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) như vậy.