Lúa đổ ngã, thiệt hại lớn

Trong đó, 10 ha đổ ngã trên 70%, 475 ha đổ ngã từ 30 - 70% và hơn 1.500 ha bị đổ ngã từ 10 - 30%, chủ yếu tại các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, hai quận Thốt Nốt và Ô Môn.
Nông dân phải thu hoạch bằng cách cắt thủ công nên giá công lao động, vận chuyển lúa tăng lên từ 58% đến 71% so với thu hoạch bằng máy gặt đập. Giá công cắt lúa bằng tay từ 5,5 triệu đ/ha lên 8,4 triệu đ/ha (gồm cả công vận chuyển và suốt lúa).
Công cắt lúa bằng máy đối với lúa ngã đổ 2,3 - 2,4 triệu đ/ha (lúa đứng 1,9 - 2,1 triệu đ/ha). Đã vậy, giá lúa tươi tại ruộng giảm từ 150 - 700 đ/kg so với trước khi bị mưa dầm. Lúa IR 50404 bán tại ruộng 3.900 - 4.200 đ/kg, lúa bị đổ ngã 3.000 - 3.900 đ/kg. Các giống lúa OM 4.000 - 4.400 đ/kg, lúa bị đổ ngã còn 3.500 - 3.900 đ/kg; lúa Jasmine 4.700 - 4.900 đ/kg.
Đến nay Cần Thơ thu hoạch được hơn 36.000/72.000 ha lúa TĐ, năng suất bình quân 5,2 tấn/ha, tăng 0,1 tấn/ha so cùng kỳ. Dự kiến từ nay đến cuối tháng 10/2015 sẽ thu hoạch dứt điểm.
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ đi đầu trong phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập chính đáng cho gia đình, nhiều lãnh đạo, cán bộ cơ sở ở Hà Tĩnh còn nỗ lực truyền ngọn lửa quyết tâm cho người nông dân.

Thủ tướng đánh giá 10 năm qua, Hà Tĩnh đã có bước phát triển nhảy vọt, vượt bậc mà nổi bật là thành tích về kinh tế với mức tăng trưởng bình quân 5 năm qua là 20% GDP.

hực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Hà Tĩnh là tỉnh xuất phát điểm thấp với số tiêu chí bình quân chỉ đạt 4,1 tiêu chí/xã (năm 2011).

Phụ nữ Thái Bình hiện tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy những phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, thời gian qua, phụ nữ Thái Bình ra sức thi đua, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới.

Trong 19 tiêu chí nông thôn mới (NTM), chợ nông thôn được coi là một tiêu chí “đặc cách” vì nhiều xã không phải xây dựng chợ.