Lúa đổ ngã, thiệt hại lớn

Trong đó, 10 ha đổ ngã trên 70%, 475 ha đổ ngã từ 30 - 70% và hơn 1.500 ha bị đổ ngã từ 10 - 30%, chủ yếu tại các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, hai quận Thốt Nốt và Ô Môn.
Nông dân phải thu hoạch bằng cách cắt thủ công nên giá công lao động, vận chuyển lúa tăng lên từ 58% đến 71% so với thu hoạch bằng máy gặt đập. Giá công cắt lúa bằng tay từ 5,5 triệu đ/ha lên 8,4 triệu đ/ha (gồm cả công vận chuyển và suốt lúa).
Công cắt lúa bằng máy đối với lúa ngã đổ 2,3 - 2,4 triệu đ/ha (lúa đứng 1,9 - 2,1 triệu đ/ha). Đã vậy, giá lúa tươi tại ruộng giảm từ 150 - 700 đ/kg so với trước khi bị mưa dầm. Lúa IR 50404 bán tại ruộng 3.900 - 4.200 đ/kg, lúa bị đổ ngã 3.000 - 3.900 đ/kg. Các giống lúa OM 4.000 - 4.400 đ/kg, lúa bị đổ ngã còn 3.500 - 3.900 đ/kg; lúa Jasmine 4.700 - 4.900 đ/kg.
Đến nay Cần Thơ thu hoạch được hơn 36.000/72.000 ha lúa TĐ, năng suất bình quân 5,2 tấn/ha, tăng 0,1 tấn/ha so cùng kỳ. Dự kiến từ nay đến cuối tháng 10/2015 sẽ thu hoạch dứt điểm.
Có thể bạn quan tâm

Giá dê giống cũng đang ở mức khá cao, từ 150.000-200.000 đồng/kg, thậm chí cao hơn, do hiện nay có khá nhiều người tìm mua dê giống để nuôi vì thấy đầu ra dê hơi thời gian qua khá tốt. Trong đó, giống dê Boer đang có giá cao và được nhiều người chọn mua về nuôi vì dê có đặc tính dễ ăn và mau lớn.

Đầu năm 2014, huyện Dầu Tiếng tiếp tục phê duyệt cho xã Thanh Tuyền chuyển đổi 38 ha đất lúa, đất vườn không hiệu quả sang trồng cây măng cụt. Theo quy hoạch tổng thể của dự án, diện tích măng cụt của xã Thanh Tuyền sẽ phát triển lên 150 ha.

Thời gian trước, nhà vườn ở huyện Lai Vung gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý diện tích vườn bị già cỗi. Nhiều diện tích vườn phải đốn bỏ do năng suất kém mà nguyên nhân chủ yếu do tình trạng nghèo kiệt chất hữu cơ trong đất.

Đây là 1 trong 2 mô hình thí điểm đầu tiên trên vùng biển Thừa Thiên Huế cũng như toàn quốc về việc giao quyền khai thác thủy sản vùng biển ven bờ cho người dân. Cộng đồng ngư dân phối hợp cùng Nhà nước quản lý ngư trường.

Để tránh tình trạng hàng đưa sang Trung Quốc bị trả về thậm chí bị tiêu hủy, Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu Chi cục và các doanh nghiệp xuất khẩu kiểm tra chặt chẽ các lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc trong đó, đặc biệt chú ý đến hai loại rệp sáp do Trung Quốc thông báo. Lô hàng nào bị nhiễm cần có biện pháp xử lý sao cho phù hợp.