Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lựa Chọn Giống Rau Màu Canh Tác Trong Mùa Mưa

Lựa Chọn Giống Rau Màu Canh Tác Trong Mùa Mưa
Ngày đăng: 07/07/2014

Thời gian qua nhờ trồng rau màu, nhiều hộ dân ở Sóc Trăng đã có thu nhập ổn định. Ưu điểm của mô hình này là không cần nhiều đất sản xuất, có thể canh tác quanh năm, chỉ cần nông dân siêng năng và chọn cây trồng thích hợp với điều kiện thời tiết và nhu cầu thị trường.

Thành phố Sóc Trăng có gần 500 ha trồng màu, phục vụ cho thị trường quanh năm, trong đó các loại rau ăn lá như cải ngọt, cải xanh, xà lách, mồng tơi, rau muống… có nhu cầu tiêu thụ lớn. Thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ khoảng 4-5 tuần sau khi gieo trồng là thu hoạch, là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn gia đình.

Tuy kỹ thuật canh tác của nông dân đã được nâng lên đáng kể. Song, sản xuất rau màu trong mùa mưa vẫn còn gặp phải không ít khó khăn, do rau rất dễ bị các loại sâu bệnh tấn công, đòi hỏi người trồng phải nắm vững kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh thì mới cho hiệu quả cao.

Ông Trần Nghị Lực – nông dân phường 4, thành phố Sóc Trăng cho biết: “Trồng cải trong mùa này thì không lo thiếu nước tưới, chỉ có điều khó quản lý sâu bệnh, ví dụ như con bọ nhảy, sâu ăn lá”.

Đối với những loại rau cần nhu cầu đạm cao, sẽ có nguy cơ bị sâu hại tấn công nhiều hơn, lá rau thường mềm dễ bị dập nát nếu gặp mưa lớn.

Do vậy, kinh nghiệm nông dân hiện nay thường không bón quá nhiều phân đạm, vì làm như vậy cây sẽ có bộ lá xum xuê, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại dịch hại tấn công, mà còn để lại một lượng dư tồn chất hóa học trong rau, gây hại sức khỏe người dùng.

Tuy vậy một số loại rau màu không cần bón đạm nhiều mà vẫn cho năng suất cao, nông dân lựa chọn canh tác sẽ dễ dàng hơn trong các khâu chăm sóc.

Như ông Lê Văn Út ở phường 4 đã gắn bó với cây hẹ hơn bốn năm nay, ông cho biết, ngay từ đầu vụ ông chú ý lên liếp cao, xử lý đất tốt, bón phân không chú trọng vào bón đạm mà phải cân đối giữa, đạm, lân và kali, đặc biệt ông thường sử dụng phân chuồng và phân hữu cơ. Hơn nữa hẹ rất thích hợp trồng trong mùa mưa, bởi rất ưa nước và ít sâu bệnh hơn những màu khác.

Một số nông dân còn lựa chọn trồng các loại rau màu ăn trái như ớt, bắp… thường thích hợp trồng quanh năm, nhà nông chỉ cần chú ý cung cấp đủ nước trong mùa nắng và đánh rãnh thoát nước trong mùa mưa, là có thể quản lý lượng nước cung cấp cho cây trồng như ý muốn.

Ông Huỳnh Văn Khuyên ở phường 9, thành phố Sóc Trăng hiện có hơn 3 công trồng ớt cho biết: “Trồng ớt hay bắp thì dễ hơn, nhiều khi trời nắng 2 – 3 ngày không tưới cũng không sao, còn mùa mưa thì không phải tốn công tưới nước”.

Theo những nông dân giàu kinh nghiệm, thì trồng rau mùa mưa tuy năng suất không cao bằng mùa nắng, nhưng rau ăn lá trồng mùa này vẫn đạt từ 800 kg đến 1 tấn/1000 m2, với giá bán bình quân trên 5000 đồng/kg, thì nông dân cũng thu được từ 5 đến 6 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lời trên 3 triệu đồng.

Hơn nữa hiện nay nhờ hệ thống đê bao thủy lợi khép kín, đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, bà con thuận lợi hơn trong việc lựa chọn cây trồng, đa số nông dân đều chuyển đổi trồng rau màu chuyên canh hoặc xen canh và mạnh dạn đưa màu xuống chân ruộng, đã góp phần tạo việc làm, tăng nguồn thu nhập cho nông hộ.


Có thể bạn quan tâm

Thanh Niên Lập Nghiệp Với Nghề Nuôi Chim Cút Thanh Niên Lập Nghiệp Với Nghề Nuôi Chim Cút

Xuất thân từ một gia đình không mấy khá giả, sống chủ yếu bằng nghề làm thuê, nhưng với sự nỗ lực vươn lên, Huỳnh Ngọc Yến (sinh năm 1988, ngụ ấp An Hòa, xã An Hòa, Châu Thành) đã trở thành gương thanh niên làm kinh tế giỏi, với thu nhập ổn định từ nghề nuôi chim cút.

12/11/2014
Mô Hình Nuôi Gà Tiên Yên Sinh Sản Mô Hình Nuôi Gà Tiên Yên Sinh Sản

Đây là mô hình thuộc dự án Khuyến nông trung ương “Chăn nuôi gà sinh sản an toàn sinh học trong nông hộ”. Theo đánh giá của cán bộ khuyến nông và bà con nông dân, mô hình này cho hiệu quả kinh tế khá cao.

12/11/2014
Đáng Tiếc Cho Vụ Gừng Đầu Tiên Đáng Tiếc Cho Vụ Gừng Đầu Tiên

Cây gừng tại xã Đồng Chum được triển khai trồng thuộc tiểu hợp phần hỗ trợ sản xuất - kinh doanh của dự án giảm nghèo huyện Đà Bắc. Năm 2014 là năm đầu tiên cây gừng được trồng thí điểm tại xã Đồng Chum với tổng diện tích thực hiện 41,5 ha (đạt 100% kế hoạch). 264 hộ gia đình tham gia dự án chia thành 11 nhóm với tổng mức đầu tư 3,3 tỷ đồng; trong đó, dự án giảm nghèo hỗ trợ 1,9 tỷ đồng, người dân đóng góp 1,4 tỷ đồng.

12/11/2014
Sầu Riêng Nghịch Vụ, Giá Cao Sầu Riêng Nghịch Vụ, Giá Cao

Theo thông tin từ các nhà vườn trồng sầu riêng của các xã như: Ngũ Hiệp, Tam Bình, Long Trung... từ đầu tháng 11-2014 đến nay, nhiều thương lái tìm đến tận vườn đặt cọc, thu mua sầu riêng với giá trên dưới 90.000 đồng/kg đối với sầu riêng Ri-6 và Mong thong loại đẹp; loại xấu hơn cũng có giá bán từ 65.000 - 70.000 đồng/kg.

13/11/2014
Ma Lâm 202 - Giống Lúa Thỏa Lòng Nông Dân Ma Lâm 202 - Giống Lúa Thỏa Lòng Nông Dân

Vì thế, Trung tâm Giống cây trồng Bình Thuận cho ra đời giống lúa Ma Lâm 202 mang đầy đủ các tiêu chí trên và trồng 3 vụ/năm, thời gian sinh trưởng ngắn ngày (dưới 100 ngày). Đây là giống lúa làm thỏa lòng bà con nông dân các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, và gần đây không ngừng nhân rộng tại một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long.

13/11/2014