Lúa cháy - ngô khô do nắng hạn kéo dài

Thời gian qua, thời tiết nắng nóng kéo dài, trời không có mưa nên vùng không chủ động về nguồn nước như ở xã miền núi Quang Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An bị hạn nặng. Lúa cháy - ngô khô khiến vụ hè thu mùa có nguy cơ mất trắng.
Lãnh đạo chính quyền địa phương ở đây cho biết: Vụ hè thu mùa năm 2015, xác định là một năm sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, kế hoạch toàn xã sẽ gieo cấy lúa trên 267 ha, nhưng do thiếu nước, xã đã chỉ đạo 11/11 xóm gieo cấy 240 ha, còn lại 30ha đất cao cưỡng chuyển đổi sang trồng ngô nguyên liệu phục vụ chăn nuôi bò sữa, nâng tổng số diện tích ngô lên hơn 80 ha.
Tuy nhiên, sau hơn 2 tháng gieo trỉa, gặp thời tiết bất thuận, không có nguồn nước dưỡng, hiện tại lúa giai đoạn ôm đòng, trổ bông đều bị khô khát, nhiều diện tích bị nghẹn đòng, cháy khô, không cho thu hoạch. Ngô thời kỳ trổ cờ, phun râu hầu hết héo rũ. Đặc biệt, với diện tích ngô phục vụ chăn nuôi bò sữa nói trên, đầu vụ bà con đều được đơn vị đầu tư toàn bộ giống, vật tư phân bón, nhưng khả năng không có sản phẩm để cung ứng theo kế hoạch và người dân “ ôm nợ” hàng trăm triệu đồng là điều khó tránh khỏi
Gia đình ông Bùi Trọng Bưởi ở xóm Tân Sơn có 4 sào lúa ở cánh đồng Quan chọn các giống có khả năng chịu hạn, năng suất ổn định như Khang dân đột biến để đưa vào cơ cấu, nhưng do nắng hạn liên tục, hiện toàn bộ ruộng đang giai đoạn trổ bông đều bị khô cháy. Ông đã cắt thử một ít về cho trâu bò ăn.
Ông Nguyễn Thế Kế - xóm trưởng xóm Tân Sơn cùng cán bộ nông nghiệp xã và bà con lội giữa những chân ruộng lúa và ngô bị khô trắng, nứt nẻ. Ông khẳng định, nếu giờ dẫu có mưa thì lúa ngô cũng không thể cứu vãn được.
Toàn bộ hơn 35 ha lúa và hơn 7 ha ngô của xóm Tân Sơn đều phục thuộc vào nước hồ đập Hang Đá và Khe Trẹt, nhưng do nằm cuối nguồn, nước hồ đập dưới mực nước chết, không có lượng mưa bổ sung, nên hơn 2 tháng gieo lúa, hơn 1 tháng xuống giống ngô thì mới có một lần có nước dưỡng, nên hiện nay đều bị khô khát, mất trắng.
Gia đình anh Đặng Văn Đạo dùng máy cắt tay gặt lúa non khô khén ngay giữa chân ruộng về làm thức ăn cho gia súc.
Toàn bộ lúa hè thu năm ngoái ở xã Quang Thành năng suất trên 4,3 tấn/ha (tương đương hơn 2,1 tạ/sào) thì nay phấn đấu thu hoạch được 20 kg/sào cũng là điều khó.
Qua kiểm tra thực tế tại các chân ruộng, ông Phan Đức Tiến - PCT UBND xã Quang Thành cho hay: Hầu hết ở các chân ruộng, nhất là ở vùng cuối nguồn, ẩm độ chỉ đạt khoảng 10 - 15%
Có thể bạn quan tâm

Sáng ngày 24-4, ông Phạm Chí Tâm, Phó chủ tịch UBND huyện Cần Đước, Long An cho biết, ngày 15-4, Công ty cổ phần nông trại sinh thái (Ecofarm) đã có văn bản gửi đến UBND huyện Cần Đước thông báo sẽ tiếp tục thu mua lúa Nàng thơm Chợ Đào đợt hai vào sau ngày 30-4 và 1-5 với giá 10.000 đồng/kg như thỏa thuận ban đầu.

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trồng tiêu trên địa bàn huyện Chư Pưh (Gia Lai) đã nhập khá nhiều giống tiêu ghép không rõ nguồn gốc để bán và trồng đại trà. Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa có một cơ sở nào cho thấy giống tiêu ghép này sẽ đem lại hiệu quả cao và có thể thay thế các giống tiêu hiện tại.

Từ đầu tháng 3 - 5 âm lịch là thời điểm một số loại trái cây vào mùa thu hoạch rộ. Hiện nay, dù chỉ mới đầu mùa nhưng các mặt hàng trái cây đang rớt giá thê thảm, khiến nhà vườn phải lao đao vì không thể xoay sở đầu ra cho vườn cây ăn quả nhà mình.

“Khác với nhiều năm, đào Pháp chín sớm ở Bắc Hà (Lào Cai) năm nay đạt năng suất cao, lại bán được giá, người nông dân trồng đào phấn khởi vì có thu nhập khá từ giống cây ăn quả mới được du nhập vào địa phương”- ông Nguyễn Xuân Giang- Phó phòng kinh tế huyện này cho biết.

Tiết kiệm chi phí 70 triệu đồng/năm, tiết tiệm nguồn nước tưới, năng suất tăng 10%, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng… Đó là hiệu quả mang lại sau 3 năm, kể từ khi vườn thanh long của ông Võ Ngọc Diệp (Sáu Diệp), Tổ trưởng Tổ hợp tác (THT) thanh long Lương Phú (Lương Phú C, Lương Hòa Lạc, Chợ Gạo, Tiền Giang) được Công ty Mono Energy (Úc) đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt bằng năng lượng mặt trời.