Lúa cháy - ngô khô do nắng hạn kéo dài

Thời gian qua, thời tiết nắng nóng kéo dài, trời không có mưa nên vùng không chủ động về nguồn nước như ở xã miền núi Quang Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An bị hạn nặng. Lúa cháy - ngô khô khiến vụ hè thu mùa có nguy cơ mất trắng.
Lãnh đạo chính quyền địa phương ở đây cho biết: Vụ hè thu mùa năm 2015, xác định là một năm sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, kế hoạch toàn xã sẽ gieo cấy lúa trên 267 ha, nhưng do thiếu nước, xã đã chỉ đạo 11/11 xóm gieo cấy 240 ha, còn lại 30ha đất cao cưỡng chuyển đổi sang trồng ngô nguyên liệu phục vụ chăn nuôi bò sữa, nâng tổng số diện tích ngô lên hơn 80 ha.
Tuy nhiên, sau hơn 2 tháng gieo trỉa, gặp thời tiết bất thuận, không có nguồn nước dưỡng, hiện tại lúa giai đoạn ôm đòng, trổ bông đều bị khô khát, nhiều diện tích bị nghẹn đòng, cháy khô, không cho thu hoạch. Ngô thời kỳ trổ cờ, phun râu hầu hết héo rũ. Đặc biệt, với diện tích ngô phục vụ chăn nuôi bò sữa nói trên, đầu vụ bà con đều được đơn vị đầu tư toàn bộ giống, vật tư phân bón, nhưng khả năng không có sản phẩm để cung ứng theo kế hoạch và người dân “ ôm nợ” hàng trăm triệu đồng là điều khó tránh khỏi
Gia đình ông Bùi Trọng Bưởi ở xóm Tân Sơn có 4 sào lúa ở cánh đồng Quan chọn các giống có khả năng chịu hạn, năng suất ổn định như Khang dân đột biến để đưa vào cơ cấu, nhưng do nắng hạn liên tục, hiện toàn bộ ruộng đang giai đoạn trổ bông đều bị khô cháy. Ông đã cắt thử một ít về cho trâu bò ăn.
Ông Nguyễn Thế Kế - xóm trưởng xóm Tân Sơn cùng cán bộ nông nghiệp xã và bà con lội giữa những chân ruộng lúa và ngô bị khô trắng, nứt nẻ. Ông khẳng định, nếu giờ dẫu có mưa thì lúa ngô cũng không thể cứu vãn được.
Toàn bộ hơn 35 ha lúa và hơn 7 ha ngô của xóm Tân Sơn đều phục thuộc vào nước hồ đập Hang Đá và Khe Trẹt, nhưng do nằm cuối nguồn, nước hồ đập dưới mực nước chết, không có lượng mưa bổ sung, nên hơn 2 tháng gieo lúa, hơn 1 tháng xuống giống ngô thì mới có một lần có nước dưỡng, nên hiện nay đều bị khô khát, mất trắng.
Gia đình anh Đặng Văn Đạo dùng máy cắt tay gặt lúa non khô khén ngay giữa chân ruộng về làm thức ăn cho gia súc.
Toàn bộ lúa hè thu năm ngoái ở xã Quang Thành năng suất trên 4,3 tấn/ha (tương đương hơn 2,1 tạ/sào) thì nay phấn đấu thu hoạch được 20 kg/sào cũng là điều khó.
Qua kiểm tra thực tế tại các chân ruộng, ông Phan Đức Tiến - PCT UBND xã Quang Thành cho hay: Hầu hết ở các chân ruộng, nhất là ở vùng cuối nguồn, ẩm độ chỉ đạt khoảng 10 - 15%
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện các chương trình cải tạo, nâng cấp và phát triển đàn bò vàng Việt Nam, trong những năm qua, Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều dự án nhằm lai tạo và cải thiện đàn bò của tỉnh như Sind hóa, Zebu hóa đàn bò. Hiện nay, Vĩnh Phúc có tổng đàn bò trên 94.000 con, trong đó, đàn bò lai đã chiếm trên 70%.

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi từ mô hình nuôi con năng suất thấp sang mô hình cho hiệu quả kinh tế cao hơn, xã Liên Châu, huyện Thanh Oai, TP.Hà Nội đã triển khai thành công mô hình thí điểm nuôi cá chép lai cho năng suất cao.

Ngay đầu vụ nuôi năm 2014, tình hình dịch bệnh trên các hồ tôm ở Phú Yên nói chung và huyện Đông Hòa nói riêng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến kinh tế của các hộ nuôi. Riêng ông Lê Thanh Hải ở thôn Thọ Lâm, xã Hòa Hiệp Nam (Đông Hòa), nhờ áp dụng công nghệ sinh học Semi Biofloc vào nuôi tôm nên mang lại kết quả cao, thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Nuôi ong lấy mật là nghề không còn xa lạ đối với người dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái, nhiều hộ dân trong tỉnh chủ yếu nuôi với hình thức nhỏ lẻ, sản phẩm để phục vụ nhu cầu gia đình là chính. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, một số hộ dân đã biết tận dụng diện tích vườn đồi, rừng và trang trại để phát triển nghề nuôi ong và đem lại nguồn thu nhập cao.

Đại Từ được coi là “vựa chè” của tỉnh Thái Nguyên với tổng diện tích chè cho thu hoạch hơn 6.000 ha, chiếm 1/3 diện tích của tỉnh Thái Nguyên, và là huyện có diện tích chè đứng thứ hai so với cả nước, chỉ sau huyện Bảo Lộc của tỉnh Lâm Đồng.