Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lúa Chất Đầy Nhà

Lúa Chất Đầy Nhà
Ngày đăng: 13/05/2014

Không riêng gì nông dân ở xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, mà nhiều người trồng lúa trong tỉnh Bình Định đang sống trong tâm trạng lo lắng lúa chất đầy nhà mà bán không chạy.

Gia đình bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung ở thôn Chánh Mẫn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát (Bình Định), là một nông dân rất gắn bó với cây lúa.

Vụ đông xuân vừa rồi, nhà chị thu hoạch gần 2,3 tấn lúa trên tổng số 5 sào ruộng; năng suất bình quân đạt 450 kg/sào; là vụ được mùa cao nhất từ trước đến nay.

Chị cũng như bà con trong thôn mừng lắm vì được mùa lúa, nhưng không vui bởi giá lúa quá rẻ. Hiện nay, trên thị trường giá lúa khô hạt tròn 6.000 đ/kg và 5.800 đ/kg lúa khô hạt dài; giảm 1.200- 1.500 đ/kg so với cùng thời điểm năm ngoái, đã vậy lại bán không chạy.

Trong khi đó, chi phí sản xuất cho một sào ruộng phải từ 2,5 - 3 triệu đồng. Cho nên nông dân không biết xoay xở vào đâu để trả tiền phân bón, thuốc BVTV, tiền máy cày, máy cắt…

Bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung lo lắng: “Tôi rất mừng được mùa lúa, nhưng đang lo vì giá lúa quá thấp không đủ chi phí sản xuất. Mong Nhà nước có cách nào hỗ trợ nông dân chúng tôi”.

Tại thôn Chánh Mẫn, đợt thu hoạch lúa vụ đông xuân vừa qua, đạt năng suất gần 9 tấn/ha; nông dân rất phấn khởi vì được mùa lúa; nhà nào nhà nấy lúa đóng bao chất đầy nhà, mà bán không chạy, vì giá lúa thấp chưa từng thấy. Nông dân làm ra hạt lúa mà không đủ chi phí đầu tư sản xuất, nên rất âu lo. Bởi ở vùng đất này, chỉ có độc canh cây lúa, tất tần tật đều trông vào hạt lúa.

Ông Nguyễn Đức Thắng- Trưởng ban Mặt trận thôn Chánh Mẫn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, cho rằng: “Hiện nay, lúa chất đầy nhà mà đầu ra bán quá chậm, thương lái không mua. Trong khi đó, các cơ sở bán vật tư nông nghiệp thì đòi nợ, rồi tiền máy cày, máy gặt và các khoản chi trong gia đình đều trông vào hạt lúa”.

Ông Nguyễn Ngọc Trung, chủ một cơ sở xay xát gạo ở xã Cát Nhơn, sống với nghề máy gạo gần 20 năm nay, cho hay: "Năm ngoái, bình quân mỗi ngày tôi thu mua khoảng 10 tấn lúa, năm nay chỉ mua được 4 tấn/ngày. Do lúa rớt giá, nên nhà máy chúng tôi thu mua lúa của nông dân cũng rất ít, có lúc chỉ bằng ¼ số lượng so với năm ngoái, không đủ lúa để nhà máy hoạt động”.

Không riêng gì nông dân ở xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, mà nhiều người trồng lúa trong tỉnh Bình Định cũng sống trong tâm trạng ấy.


Có thể bạn quan tâm

Trồng nghệ đen, thu 8 – 10 triệu đồng/sào Trồng nghệ đen, thu 8 – 10 triệu đồng/sào

Mô hình trồng cây nghệ đen đang được nhân rộng trên địa bàn huyện Gia Bình (Bắc Ninh) vì hiệu quả kinh tế và những công dụng của nó đem lại.

19/05/2017
"Vua cá" Tây Nguyên với bí quyết bán ra 6.000 tấn/năm

Từ hai bàn tay trắng, 45 tuổi đã trở thành ông chủ quản lý một cơ nghiệp quả cũng đáng nể?

20/05/2017
3 ông lão Nhật nổi tiếng thế giới với cách làm nông không hóa chất 3 ông lão Nhật nổi tiếng thế giới với cách làm nông không hóa chất

Akinori Kimura, Masanobu Fukuoka và Takao Furuno tiêu biểu cho lòng tin vào cách làm nông không hóa chất. Truyền cảm hứng làm nông nghiệp sạch ngày nay

20/05/2017
Thành tỷ phú nhờ nuôi cá trên sông, nuôi gà siêu trứng Thành tỷ phú nhờ nuôi cá trên sông, nuôi gà siêu trứng

Đó là mô hình nuôi cá lồng trên sông của hộ ông Phạm Đình Chiểu và mô hình nuôi gà đẻ công nghiệp của ông Phạm Văn Tràng

23/05/2017
Cầm chắc 200 triệu đồng/năm từ 5 sào măng tây xanh Cầm chắc 200 triệu đồng/năm từ 5 sào măng tây xanh

Nông dân đầu tiên ở đất Cảng mạnh dạn đầu tư trồng măng tây. Hai năm nay, bình quân mỗi năm anh Cảnh lãi ròng 200 triệu đồng từ 5 sào “rau xanh cao cấp” này.

24/05/2017