Lúa Chất Đầy Nhà

Không riêng gì nông dân ở xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, mà nhiều người trồng lúa trong tỉnh Bình Định đang sống trong tâm trạng lo lắng lúa chất đầy nhà mà bán không chạy.
Gia đình bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung ở thôn Chánh Mẫn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát (Bình Định), là một nông dân rất gắn bó với cây lúa.
Vụ đông xuân vừa rồi, nhà chị thu hoạch gần 2,3 tấn lúa trên tổng số 5 sào ruộng; năng suất bình quân đạt 450 kg/sào; là vụ được mùa cao nhất từ trước đến nay.
Chị cũng như bà con trong thôn mừng lắm vì được mùa lúa, nhưng không vui bởi giá lúa quá rẻ. Hiện nay, trên thị trường giá lúa khô hạt tròn 6.000 đ/kg và 5.800 đ/kg lúa khô hạt dài; giảm 1.200- 1.500 đ/kg so với cùng thời điểm năm ngoái, đã vậy lại bán không chạy.
Trong khi đó, chi phí sản xuất cho một sào ruộng phải từ 2,5 - 3 triệu đồng. Cho nên nông dân không biết xoay xở vào đâu để trả tiền phân bón, thuốc BVTV, tiền máy cày, máy cắt…
Bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung lo lắng: “Tôi rất mừng được mùa lúa, nhưng đang lo vì giá lúa quá thấp không đủ chi phí sản xuất. Mong Nhà nước có cách nào hỗ trợ nông dân chúng tôi”.
Tại thôn Chánh Mẫn, đợt thu hoạch lúa vụ đông xuân vừa qua, đạt năng suất gần 9 tấn/ha; nông dân rất phấn khởi vì được mùa lúa; nhà nào nhà nấy lúa đóng bao chất đầy nhà, mà bán không chạy, vì giá lúa thấp chưa từng thấy. Nông dân làm ra hạt lúa mà không đủ chi phí đầu tư sản xuất, nên rất âu lo. Bởi ở vùng đất này, chỉ có độc canh cây lúa, tất tần tật đều trông vào hạt lúa.
Ông Nguyễn Đức Thắng- Trưởng ban Mặt trận thôn Chánh Mẫn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, cho rằng: “Hiện nay, lúa chất đầy nhà mà đầu ra bán quá chậm, thương lái không mua. Trong khi đó, các cơ sở bán vật tư nông nghiệp thì đòi nợ, rồi tiền máy cày, máy gặt và các khoản chi trong gia đình đều trông vào hạt lúa”.
Ông Nguyễn Ngọc Trung, chủ một cơ sở xay xát gạo ở xã Cát Nhơn, sống với nghề máy gạo gần 20 năm nay, cho hay: "Năm ngoái, bình quân mỗi ngày tôi thu mua khoảng 10 tấn lúa, năm nay chỉ mua được 4 tấn/ngày. Do lúa rớt giá, nên nhà máy chúng tôi thu mua lúa của nông dân cũng rất ít, có lúc chỉ bằng ¼ số lượng so với năm ngoái, không đủ lúa để nhà máy hoạt động”.
Không riêng gì nông dân ở xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, mà nhiều người trồng lúa trong tỉnh Bình Định cũng sống trong tâm trạng ấy.
Có thể bạn quan tâm

Chuyện củ khoai lang mà người dân trồng tại các Sau một thời gian tồn tại ở mức bán lãi cao, hiện đang bị thương lái ép giá thu mua với giá rẻ hơn nhiều. Nhưng, người nông dân tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn tiếp tục trông khoai vì tính ra vẫn có lãi.

Gia đình anh Bùi Văn Mỹ, ấp Phú Thọ A, xã Phú Thọ huyện Tam Nông trước đây có 8 công đất ruộng chủ yếu trồng lúa, thu nhập chỉ đủ ăn. Trong hoàn cảnh đó anh nhận thấy, muốn kinh tế phát triển cần có một mô hình mới để chuyển đổi nghề.

Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết, toàn tỉnh đã thả nuôi được 28.202 ha cua biển. Trong đó, nhiều nhất là huyện An Minh với 21.845 ha, An Biên 5.592 ha, còn lại nuôi rải rác ở Hà Tiên, Kiên Lương… Phần lớn cua được nuôi xen canh với tôm theo hình thức quảng canh trên nền đất lúa (mô hình tôm - lúa).

Chim trĩ đỏ đã được nhiều người dân ở các tỉnh trong cả nước nuôi mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Tuy nhiên, ở tỉnh Bắc Kạn việc nuôi loại động vật quý hiếm này còn rất mới mẻ đối với nhiều người dân trên địa bàn.

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung.