Lúa Campuchia Nhập Vào An Giang

Một thương lái cho biết, các tỉnh ĐBSCL đang thu hoạch rộ nhưng mua lúa ở địa phương không lời bằng mua lúa Campuchia.
Hiện nay, tại khu vực biên giới Tịnh Biên (An Giang) mỗi ngày có hàng ngàn tấn lúa từ phía Campuchia nhập vào An Giang bằng đường tiểu ngạch để tiêu thụ.
Theo tìm hiểu của NNVN, điểm tập kết lúa ngoại đặt tại xã An Nông, huyện Tịnh Biên, nằm cặp kênh Vĩnh Tế rất thuận lợi cho thương lái thu mua.
Do nhập lúa bằng đường tiểu ngạch nên Hải quan của cửa khẩu Tịnh Biên không nắm được số lượng.
Một số thương lái thu mua lúa Campuchia ở đây cho biết, bình quân mỗi ngày có hàng ngàn tấn lúa được chở qua bán cho thương lái Việt Nam. Đa phần là lúa sóc có giá từ 4.700 - 5.000 đ/kg, thấp hơn giá lúa trong nước.
Ông Ngô Văn Lên, thương lái ở Tiền Giang thu mua lúa ở đây cho biết, các tỉnh ĐBSCL đang thu hoạch rộ nhưng mua lúa ở địa phương không lời bằng mua lúa Campuchia.
Một chuyến đi 3 - 4 ngày, ghe mua đầy lúa sóc (khoảng 25 tấn) về xay ra bán gạo đặc sản nội địa có lãi gần 10 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Vụ lúa thu đông năm nay, toàn huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) xuống giống trên 9.000 ha, năng suất đạt khá cao, từ 5,7-6 tấn/ha. Diện tích hơn 380 ha ngoài vùng quy hoạch cũng đã thu hoạch dứt điểm, năng suất đạt mức 5,7-5,9 tấn/ha. Hiện tại, nông dân đã thu hoạch được khoảng 6.000ha diện tích lúa thu đông, các diện tích còn lại sẽ thu hoạch dứt điểm vào giữa tháng 10, tổng năng suất dự kiến đạt mức hơn 46.000 tấn.

Riêng tại huyện An Phú, những địa phương trước đây vốn có nguồn thủy sản mùa nước dồi dào như: Phước Hưng, Quốc Thái, Khánh An, Phú Hữu, Vĩnh Hội Đông… thì hiện nay chỉ có vài điểm chợ bán với số lượng ít cá đồng, chủ yếu người dân vẫn phải ăn cá nuôi.

Việc sản xuất nhân tạo giống nhiều loài cá quý của Trung tâm Thủy sản tỉnh Tuyên Quang thành công đã giải quyết được vấn đề về con giống, cũng như bảo vệ được nguồn lợi cá quý tự nhiên đang có nguy cơ cạn kiệt.

Có thể so sánh mô hình nuôi trồng thủy sản kiểu mới này ở huyện Bình Đại (Bến Tre) cũng giống như mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo, gà ở các huyện trong tỉnh. Mô hình này có nhiều ưu điểm là ít vốn, an toàn, ăn chắc, bảo vệ môi trường, phù hợp với bà con nông dân khi không đủ vốn để nuôi tôm theo hướng công nghiệp.

Với trên 20km bờ biển, vùng bãi triều rộng lớn và nguồn phù sa, vi sinh vật, vi khoáng núi đá vôi vô tận của 2 cửa sông Ninh Cơ và sông Đáy đổ về đã tạo cho huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) nhiều lợi thế trong nuôi trồng thủy, hải sản; đặc biệt thích hợp cho sự phát triển, sinh trưởng của cá bống bớp.