Lúa Campuchia Nhập Vào An Giang

Một thương lái cho biết, các tỉnh ĐBSCL đang thu hoạch rộ nhưng mua lúa ở địa phương không lời bằng mua lúa Campuchia.
Hiện nay, tại khu vực biên giới Tịnh Biên (An Giang) mỗi ngày có hàng ngàn tấn lúa từ phía Campuchia nhập vào An Giang bằng đường tiểu ngạch để tiêu thụ.
Theo tìm hiểu của NNVN, điểm tập kết lúa ngoại đặt tại xã An Nông, huyện Tịnh Biên, nằm cặp kênh Vĩnh Tế rất thuận lợi cho thương lái thu mua.
Do nhập lúa bằng đường tiểu ngạch nên Hải quan của cửa khẩu Tịnh Biên không nắm được số lượng.
Một số thương lái thu mua lúa Campuchia ở đây cho biết, bình quân mỗi ngày có hàng ngàn tấn lúa được chở qua bán cho thương lái Việt Nam. Đa phần là lúa sóc có giá từ 4.700 - 5.000 đ/kg, thấp hơn giá lúa trong nước.
Ông Ngô Văn Lên, thương lái ở Tiền Giang thu mua lúa ở đây cho biết, các tỉnh ĐBSCL đang thu hoạch rộ nhưng mua lúa ở địa phương không lời bằng mua lúa Campuchia.
Một chuyến đi 3 - 4 ngày, ghe mua đầy lúa sóc (khoảng 25 tấn) về xay ra bán gạo đặc sản nội địa có lãi gần 10 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hình thức nuôi tôm sú kết hợp với trồng lúa thời gian qua phát triển tương đối ổn định, thể hiện tính bền vững, hiệu quả, tăng trưởng nhanh về diện tích, năng suất và sản lượng.

Gà thả vườn là sản phẩm có ưu thế sẽ tạo thế cạnh tranh mạnh mẽ với gà ngoại nhập trong hiện tại và tương lai.

Gia hạn thời gian cho vay tạm trữ thóc gạo là một trong những giải pháp được Chính phủ triển khai nhằm thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu gạo những tháng cuối năm.

Vài năm trở lại đây, khi trên những cánh đồng lúa bắt đầu thu hoạch thì lực lượng môi giới hay thường gọi là “cò” lại trở nên đông đúc.

Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê, trong đó đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta. Song năm nay, thị trường cà phê bị đánh giá là ảm đạm. Đáng nói là có tới 95% sản lượng cà phê phục vụ xuất khẩu, chỉ 5% sản phẩm tiêu dùng trong nước.