Lúa Campuchia Nhập Vào An Giang

Một thương lái cho biết, các tỉnh ĐBSCL đang thu hoạch rộ nhưng mua lúa ở địa phương không lời bằng mua lúa Campuchia.
Hiện nay, tại khu vực biên giới Tịnh Biên (An Giang) mỗi ngày có hàng ngàn tấn lúa từ phía Campuchia nhập vào An Giang bằng đường tiểu ngạch để tiêu thụ.
Theo tìm hiểu của NNVN, điểm tập kết lúa ngoại đặt tại xã An Nông, huyện Tịnh Biên, nằm cặp kênh Vĩnh Tế rất thuận lợi cho thương lái thu mua.
Do nhập lúa bằng đường tiểu ngạch nên Hải quan của cửa khẩu Tịnh Biên không nắm được số lượng.
Một số thương lái thu mua lúa Campuchia ở đây cho biết, bình quân mỗi ngày có hàng ngàn tấn lúa được chở qua bán cho thương lái Việt Nam. Đa phần là lúa sóc có giá từ 4.700 - 5.000 đ/kg, thấp hơn giá lúa trong nước.
Ông Ngô Văn Lên, thương lái ở Tiền Giang thu mua lúa ở đây cho biết, các tỉnh ĐBSCL đang thu hoạch rộ nhưng mua lúa ở địa phương không lời bằng mua lúa Campuchia.
Một chuyến đi 3 - 4 ngày, ghe mua đầy lúa sóc (khoảng 25 tấn) về xay ra bán gạo đặc sản nội địa có lãi gần 10 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Trong thời gian qua, giá cá tra thương phẩm tại Đồng Tháp và An Giang liên tục sụt giảm khiến người nuôi thua lỗ, kéo theo các cơ sở sản xuất cá tra giống cũng gặp không ít khó khăn.

Những năm gần đây, việc xuất khẩu tôm nguyên liệu ngày càng khó khăn, khi chất lượng tôm nguyên liệu và chế biến trong nước đang bị đe dọa bởi tình trạng lạm dụng hóa chất trong quá trình nuôi và hành vi bơm chích tạp chất trong khâu sơ chế và chế biến. Hành vi này cần được ngăn chặn triệt để, để bảo đảm chất lượng tôm xuất khẩu và trên hết là bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Từ đầu tháng 5/2015 đến nay, hàng trăm hộ nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau gặp khó bởi vụ tôm này gần như mất trắng.

Tổng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng của TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình 6 tháng đầu năm 2015 đạt trên 6.000 tấn các loại, trong đó khai thác 5.724 tấn, nuôi trồng hơn 300 tấn, tăng 7,8% so với cùng kỳ, bằng 58,44% kế hoạch đề ra. Giá trị sản xuất thủy sản 158 tỷ đồng.

So với các địa phương trong vùng biển Gio Linh (Quảng Trị) thì thị trấn Cửa Việt là địa phương có lợi thế phát triển kinh tế biển và dịch vụ du lịch với đơn vị hành chính được thành lập sau khi chia tách một số thôn của xã Gio Hải và Gio Việt có vị trí thuận lợi nhờ vào cảng biển và cửa lạch, đồng thời cư dân ở thị trấn Cửa Việt có bề dày kinh nghiệm về đánh bắt hải sản...