Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lúa Bị Ngộ Độc Hữu Cơ

Lúa Bị Ngộ Độc Hữu Cơ
Ngày đăng: 16/08/2011

Vụ đông xuân năm 2010-2011, tỉnh Đăk Lăk đã gieo sạ gần 30.600 ha lúa nước, vượt 19% so với kế hoạch. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết diện tích lúa đang phải hứng chịu “đại nạn” với những triệu trứng như rễ bị nghẹt, sinh trưởng phát triển kém, cây còi cọc, ít đẻ nhánh.

Khảo sát trên các cánh đồng tại TP Buôn Ma Thuột, Ea Kar, Krông Năng, Ea Súp… nhìn từ xa, các ruộng lúa non mơn mởn trong thời kỳ trổ đòng, nhưng khi lại gần thì hầu hết lá bị vàng, chóp lá khô đỏ, cứng thô, trên lá kèm theo nhiều vết đốm nâu, thậm chí bị thối thân, thối bẹ, rễ đen, lá khô đỏ vàng hoặc có nhiều vết xám, cây ngưng trệ sinh trưởng.

Giải thích về nguyên nhân trên, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, thời gian qua do gặp mưa nhiều, trên địa bàn tỉnh nhiều cánh đồng lúa hiện là vùng đất được tích tụ nhiều chất hữu cơ đang trong giai đoạn phân giải, nên đất ruộng có nơi bị sình lầy, yếm khí, đặc biệt những ruộng bón phân hữu cơ chưa hoai mục.

Bên cạnh đó, do gieo sạ sớm, bã thực vật và rơm rạ chỉ được vùi vào đất mà chưa phân hủy hết, ruộng nước sâu, úng ngập liên tục, nước ứ đọng lâu ngày không tháo được cũng dễ gây tình trạng thiếu ôxi, khí độc và các axít tích lũy nhiều làm tăng độ chua của đất, ảnh hưởng đến sự hô hấp và sinh trưởng của bộ rễ, làm rễ thối đen và không phát triển, khả năng hút chất dinh dưỡng giảm gây ra tình trạng cây bị ngộ độc hữu cơ.

Để xử lý hiệu quả hiện tượng ngộ độc hữu cơ, ông Hồ Văn Thắng-Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Đăk Lăk cho biết, biện pháp trước mắt là: đối với những diện tích lúa gieo sạ sớm, bị ngộ độc hữu cơ nặng, làm chết cây cần tiến hành tiêu hủy, cày vùi phơi ải đất chuẩn bị cho vụ sau.

Những ruộng chớm bị, cần tháo kiệt nước phơi vài ba ngày, nếu ruộng trũng không thể tháo được nước thì phải bón thêm bột vôi, phân chuồng hoai mục, phân lân và kali để tăng khả năng chống chịu của cây lúa, tăng cường làm cỏ sục bùn; tuyệt đối không bón phân hữu cơ chưa hoai mục, đạm cho các chân ruộng này; khi cấy lúa hồi xanh trở lại, bộ rễ mới phát triển thì tiến hành chăm sóc bình thường…


Có thể bạn quan tâm

Xuống Biển Xuống Biển "Săn" Nhum

Đến Sa Huỳnh (Đức Phổ), những thực khách xuýt xoa khen ngợi các món ăn được chế biến từ nhum. Cách đấy không xa, nhiều bóng người cứ ẩn hiện sau những con sóng lặn bắt từng con nhum cố bám vào ghềnh đá ven bờ biển. Cơ thể họ tím tái vì ngâm lâu trong làn nước lạnh.

22/07/2014
Điểm Nhấn Tái Cơ Cấu Ngành Lúa Gạo Sóc Trăng Điểm Nhấn Tái Cơ Cấu Ngành Lúa Gạo Sóc Trăng

Năm 2012, tại kỳ hợp thứ 4 HĐND tỉnh Sóc Trăng khóa VIII (nhiệm kỳ 2011-2016) đã ra Nghị quyết số 12/2012/NQ-HĐND ngày 06/7/2012 thông qua Đề án phát triển SX lúa đặc sản đến năm 2015 với mục tiêu của Đề án đến cuối năm 2015, diện tích lúa đặc sản vùng đề án đạt 52.000 ha trong kế hoạch 70.000 ha của toàn tỉnh.

08/12/2014
Khơi Dòng Vận Tải Thủy Khơi Dòng Vận Tải Thủy

Thông tin tại hội nghị, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn - nhà vận chuyển thủy nội địa hàng đầu tại ĐBSCL - cho biết từ năm 2010 đến nay, dù sản lượng vận chuyển hàng hóa bằng container từ ĐBSCL đến TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu để xuất khẩu tăng bình quân 8%/năm nhưng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu vận chuyển của toàn vùng, khoảng 17-18 triệu tấn/năm.

22/07/2014
Giảm Nhập Siêu - Giảm Lệ Thuộc! Giảm Nhập Siêu - Giảm Lệ Thuộc!

Số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho biết, nửa đầu tháng 7, cả nước nhập siêu khoảng 200 triệu USD. Nhìn bức tranh xuất nhập khẩu của các tháng đầu năm 2014, có thể thấy đây là thời điểm con số nhập siêu giảm sâu nhất (trong 6 tháng đầu năm, xuất siêu của Việt Nam đạt gần 1,51 tỷ USD).

22/07/2014
Bí Đỏ Bí Đầu Ra Bí Đỏ Bí Đầu Ra

Nông dân Võ Văn Cường, thôn Suối Méc, xã Ninh Thân (TX Ninh Hòa), một người trồng bí đỏ có thâm niên cho biết: Năm nay thời tiết tương đối thuận lợi nên cây bí sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất tương đối ổn định, dao động từ 12-15 tấn/ha, tăng từ 2-3 tấn/ha so với năm ngoái.

08/12/2014