Lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ khuyến nông và kỹ thuật phòng trị một số bệnh mới trên gia súc gia cầm

Dự lễ khai giảng lớp tập huấn có ông Võ Ngọc Anh –Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM, ông Nguyễn Văn Bắc- Phó Trưởng Văn phòng tại TP.HCM trực thuộc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và 30 học viên là cán bộ khuyến nông, khuyến nông viên thuộc một số quận huyện sản xuất nông nghiệp trên thành phố.
Phát biểu tại buổi lễ khai giảng ông Võ Ngọc Anh cho biết: hiện nay ngành chăn nuôi phát triển nhanh và để đáp ứng với những khó khăn và thách thức trong bối cảnh hội nhập của đất nước vào khu vực, vào Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), cán bộ khuyến nông, khuyến nông viên thành phố Hồ Chí Minh cần được trang bị nhiều kiến thức về nghiệp vụ khuyến nông, kiến thức về những tiến bộ khoa học công nghệ, giống vật nuôi mới nhằm chuyển giao và giúp nông dân hòa nhập tốt trong thời gian sắp tới.
Lớp huấn luyện được tổ chức từ ngày 23/6 – 25/6/2015. Qua khóa học, học viên được trang bị kiến thức nghiệp vụ về kỹ năng tập huấn khuyến nông, các phương pháp khuyến nông; kỹ năng cơ bản khuyến nông về tổ chức tập huấn, hội thảo, tọa đàm, mô hình trình diễn, triển lãm, thông tin truyền thông… Về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, học viên được cập nhật với nhiều nội dung: ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi gia cầm về con giống như giống vịt Triết Giang, vịt Grimaud, vịt biển, gà Móng, gà Ai Cập…; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi heo như công nghệ gieo tinh, sử dụng heo Pietrain kháng stress, nuôi heo hữu cơ, men ủ vi sinh hoạt tính, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp, đệm lót sinh học, biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi, kiến thức về một số bệnh thường xảy ra như bệnh tai xanh, lở mồm long móng, dịch tiêu chảy cấp, hồng lỵ, cúm gia cầm…; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi gia súc như sử dụng thức ăn hoàn chỉnh TMR, giống cỏ mới trong chăn nuôi bò…
Trong chương trình giảng dạy, học viên cũng được tham quan mô hình chăn nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học để có thêm kinh nghiệm thực tế nhằm chuyển giao KHKT đến nông dân một cách hiệu quả nhất.
Có thể bạn quan tâm

Gần đây, trên một số tờ báo điện tử xuất hiện thông tin có tới 98% thủy sản ở Hà Nội nhiễm kim loại nặng, khiến người tiêu dùng hoang mang. Tuy nhiên, theo kiểm tra của Sở NN&PTNT Hà Nội, việc đưa ra những thông tin nêu trên chưa hoàn toàn chính xác, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố.

Nhân kỷ niệm 53 năm ngày truyền thống nghề cá (1/4/1959-1/4/2014), sáng nay 28/3, tại thị trấn Cầu Quan, huyện Tiểu Cần, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh tổ chức thả 400 triệu con cá giống các loại (khoảng 1,1 tấn cá giống) trị giá gần 61 triệu đồng ra môi trường tự nhiên trên sông Hậu.

Trong khuôn khổ hoạt động Festival Thủy sản Việt Nam năm 2014, tối 28/3, Hội chợ Thủy sản-Công nghiệp-Thương mại khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai mạc tại TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Theo báo cáo của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Quảng Ninh, từ đầu năm đến nay, số ngày bám biển của bà con ngư dân bình quân đạt từ 19-25 ngày/tháng đối với tàu khai thác ven bờ; 15-20 ngày/tháng đối với tàu khai thác xa bờ. Sản lượng khai thác đạt hơn 11.800 tấn, tăng trên 4% so với cùng kỳ.

Việt Nam trở thành nước đứng đầu thế giới về sản lượng cá tra; đứng thứ 3 về sản lượng tôm; sản phẩm thủy sản Việt Nam tính đến tháng 9/2013 đã có mặt tại 156 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 16 thị trường so với năm 2010.