Lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ khuyến nông và kỹ thuật phòng trị một số bệnh mới trên gia súc gia cầm

Dự lễ khai giảng lớp tập huấn có ông Võ Ngọc Anh –Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM, ông Nguyễn Văn Bắc- Phó Trưởng Văn phòng tại TP.HCM trực thuộc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và 30 học viên là cán bộ khuyến nông, khuyến nông viên thuộc một số quận huyện sản xuất nông nghiệp trên thành phố.
Phát biểu tại buổi lễ khai giảng ông Võ Ngọc Anh cho biết: hiện nay ngành chăn nuôi phát triển nhanh và để đáp ứng với những khó khăn và thách thức trong bối cảnh hội nhập của đất nước vào khu vực, vào Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), cán bộ khuyến nông, khuyến nông viên thành phố Hồ Chí Minh cần được trang bị nhiều kiến thức về nghiệp vụ khuyến nông, kiến thức về những tiến bộ khoa học công nghệ, giống vật nuôi mới nhằm chuyển giao và giúp nông dân hòa nhập tốt trong thời gian sắp tới.
Lớp huấn luyện được tổ chức từ ngày 23/6 – 25/6/2015. Qua khóa học, học viên được trang bị kiến thức nghiệp vụ về kỹ năng tập huấn khuyến nông, các phương pháp khuyến nông; kỹ năng cơ bản khuyến nông về tổ chức tập huấn, hội thảo, tọa đàm, mô hình trình diễn, triển lãm, thông tin truyền thông… Về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, học viên được cập nhật với nhiều nội dung: ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi gia cầm về con giống như giống vịt Triết Giang, vịt Grimaud, vịt biển, gà Móng, gà Ai Cập…; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi heo như công nghệ gieo tinh, sử dụng heo Pietrain kháng stress, nuôi heo hữu cơ, men ủ vi sinh hoạt tính, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp, đệm lót sinh học, biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi, kiến thức về một số bệnh thường xảy ra như bệnh tai xanh, lở mồm long móng, dịch tiêu chảy cấp, hồng lỵ, cúm gia cầm…; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi gia súc như sử dụng thức ăn hoàn chỉnh TMR, giống cỏ mới trong chăn nuôi bò…
Trong chương trình giảng dạy, học viên cũng được tham quan mô hình chăn nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học để có thêm kinh nghiệm thực tế nhằm chuyển giao KHKT đến nông dân một cách hiệu quả nhất.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2008, tôm thẻ chân trắng được cho phép nuôi đại trà ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhằm để đa dạng hóa đối tượng nuôi và chủng loại sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, qua thời gian phát triển hơn 5 năm, phần lớn nông dân nuôi tôm nước lợ ở Tiền Giang đã chọn tôm thẻ chân trắng.

Dịch lợn tai xanh đã và đang lây lan nhanh tại một số tỉnh miền Trung, nhất là tại các địa bàn chăn nuôi trọng điểm.

Trong tiến trình phát triển nghề nuôi thủy sản, tỉnh đã quy hoạch 2 vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung. Tuy nhiên, sau một thời gian quy hoạch được thông qua, hiện nay 2 vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Việc triển khai quy hoạch như mục tiêu ban đầu đang gặp phải nhiều khó khăn.

Chiều 22/3/2013, Tổ chức quốc tế Bureau Veritas Certification đã trao chứng nhận GlobalGAP cho 3 cơ sở nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long gồm: trang trại cá tra ở xã Mỹ Hòa (Bình Minh) thuộc Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Caseamex), trang trại cá tra Ba Huy ở xã Thanh Bình (Vũng Liêm) và trang trại nuôi cá tra xuất khẩu ở xã Quới Thiện (Vũng Liêm) thuộc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Phước Anh.

Trước đây, người dân trên địa bàn TX. Mường Lay (Điện Biên) nuôi thả cá chủ yếu theo hình thức quảng canh cải tiến, tận dụng các sản phẩm dư thừa trong sinh hoạt, chăn nuôi, đầu tư ít nên chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trong khi đó cá nuôi phần lớn là các loại cá truyền thống nên hiệu quả kinh tế thấp.