Long Hồ (Vĩnh Long) Sản Xuất 1.000ha Lúa Theo Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn

Nếu năm 2013 Long Hồ (Vĩnh Long) có 700ha lúa sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn thì năm 2014 diện tích này đã tăng lên 1.000ha. Dự kiến trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015 sẽ là 1.200 - 1.300ha. Các xã sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn gồm: Long An, Hòa Phú, Phú Đức và Phú Quới.
Tham gia sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, nông dân đều được cung ứng và hỗ trợ 30% chi phí mua giống lúa xác nhận, đồng thời được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, quy trình canh tác và các biện pháp phòng chống sâu bệnh.
Đặc biệt, các cánh đồng của mô hình đều được cán bộ kỹ thuật thường xuyên bám sát, theo dõi dịch hại và hướng dẫn nông dân ghi chép sổ nhật ký sản xuất lúa theo chương trình VietGAP. Trong vụ Đông Xuân 2013 - 2014 và vụ Hè Thu vừa qua, hầu hết các hộ nông dân tham gia sản xuất theo mô hình đạt năng suất cao hơn năng suất những ruộng lúa ngoài mô hình 0,3 tấn/ha.
Có thể bạn quan tâm

Do ảnh hưởng của cơn bão số 1, những ngày qua trên địa bàn xã Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất) có mưa lớn kéo dài khiến nhiều diện tích hoa màu của bà con thuộc ấp Tân Yên bị ngập úng, không thể thu hoạch được. Các loại rau mồng tơi, húng trắng, húng chó… đã bị ngập sâu và thối nhũn.

Ngày 24/6, đoàn doanh nghiệp Nhật Bản do Giáo sư, Tiến sĩ KENICHI YOSHIDA - Phó Chủ tịch hội đồng quản trị công ty HYPONeX làm trưởng đoàn có buổi làm việc và tham quan thực tế tại các khu vực sản xuất xoài của thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh. Về phía tỉnh nhà, tiếp đoàn có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Ngoại vụ...

Thời gian qua, nhờ tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế chủ lực hiệu quả, kinh tế huyện Châu Thành có nhiều chuyển biến rõ nét. Đây là cơ sở để tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.
Bà Lê Thị Hà – Phó phòng Bảo vệ thực vật Chi cục Bảo vệ thực vật cho biết: “Sau khi thu hoạch lúa, một lượng lớn rơm rạ được bỏ ra trên đồng ruộng, trở thành chất thải và cần phải xử lý. Để chuẩn bị đất cho vụ mùa gieo trồng mới, nông dân thường dùng biện pháp đốt đồng để xử lý rơm rạ. Việc đốt một lượng lớn rơm rạ sẽ làm đất bị mất đi chất dinh dưỡng và khí thải ảnh hưởng đến môi trường.

Liên tiếp hai năm gần đây, mỗi khi có mưa dầm là nông dân tỉnh Tây Ninh đua nhau nhổ hàng trăm ha mì "non" để chạy ngập vì sợ thối củ.