Long An Thả Gần 1000 Kg Cá Xuống Sông Vàm Cỏ Đông

Ngày 11/7/2014, tại thị trấn Đông Thành, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh tổ chức thả gần 1.000 kg cá các loại như cá lóc, cá chép, cá rô,… xuống môi trường tự nhiên trên sông Vàm Cỏ Đông.
Trong thời gian qua, vần đề biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Trong đó, vấn đề môi trường tự nhiên, đa dạng sinh học được các nhà khoa học nhà quản lý đặc biệt quan tâm để có định hướng điều chỉnh, phương pháp để cải thiện môi trường tự nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
Trên chương trình công tác của lĩnh vực ngành nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn luôn chú trọng việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Vì vậy. ngành nông nghiệp tăng cường tái tạo lại nguồn lợi thuỷ sản ngoài tự nhiên tại các thuỷ vực của tỉnh.
Theo thống kê, từ năm 2011 đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thả gần 4.000 cá các loại xuống môi trường tự nhiên. Thả cá là việc làm thiết thực, mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, vừa góp phần phục hồi tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, cải tạo môi trường cân bằng hệ sinh thái, hình thành ý thức bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong mọi tầng lớp nhân dân và có trách nhiệm trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng(Đồng Văn) là đơn vị sự nghiệp khoa học công lập trực thuộc Sở NN&PTNT; với chức năng, nhiệm vụ được giao mà theo như lời đồng chí Giám đốc Trung tâm Giang Lộc Thăng khẳng định: “Trong những năm qua, Trung tâm đã luôn tích cực nghiên cứu, tìm tòi, thử nghiệm những giống cây, con mới, có năng suất, chất lượng, mang lại hiệu quả cao nhất trên một đơn vị diện tích canh tác, góp phần vào sự nghiệp xóa, đói giảm nghèo của tỉnh...”.

Xác định phát triển chăn nuôi là thế mạnh của địa phương, Trong những năm gần đây, huyện Đồng Văn đã triển khai nhiều giải pháp tích cực nhằm thúc đẩy chăn nuôi gia súc trên địa bàn phát triển, trong đó phải kể đến việc hỗ trợ người dân cải tạo và phát triển đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo (TTNT).

Đây là địa bàn rộng, phức tạp, giáp ranh với nhiều huyện trong và ngoài tỉnh, tài nguyên rừng phong phú có nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm. Trên địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống đất sản xuất của nhân dân dần bị thu hẹp, dẫn đến tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng diễn biến phức tạp.

Đến nay, toàn tỉnh đã gieo trồng khoảng 13 ngàn ha cây trồng vụ đông các loại, trong đó: Cây ngô là 8,5 ngàn ha, còn lại là khoai lang, rau đậu. Đây cũng là thời điểm bà con nông dân trên toàn tỉnh đang tập trung chăm sóc cây rau màu đã trồng và tiếp tục trồng các loại rau khác còn trong khung lịch thời vụ.

Chính sách phát triển thủy sản không chỉ là chuyện cơm áo gạo tiền của ngư dân, mà còn tiếp sức cho họ vững tin khi là những cột mốc chủ quyền trên các vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Nhưng để những chính sách ấy có sức sống và là “bà đỡ” của ngư dân thì tiền thôi, chưa đủ.