Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Long An Quy Hoạch Vùng Nguyên Liệu Mía

Long An Quy Hoạch Vùng Nguyên Liệu Mía
Ngày đăng: 03/08/2013

UBND tỉnh Long An vừa phê duyệt Quy hoạch vùng nguyên liệu mía của tỉnh giai đoạn 2011-2020. Mục tiêu đến năm 2020, diện tích mía vùng quy hoạch là 11.000 ha, sản lượng 900.000 tấn mía, chiếm trên 90% sản lượng mía toàn tỉnh.

Vùng quy hoạch nguyên liệu mía tỉnh Long An nằm trong tổng thể vùng sản xuất nguyên liệu chung của các nhà máy mía đường vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ, sản xuất theo cơ chế thị trường, không chia vùng nguyên liệu theo nhà máy mà khuyến khích các doanh nghiệp mía đường đầu tư lâu dài ổn định cho người sản xuất nguyên liệu, tạo sự gắn kết bền vững giữa nhà máy và vùng nguyên liệu.

Tỉnh Long An xác định đầu tư tập trung sản xuất mía theo hướng thâm canh nâng cao hiệu quả sản xuất mía nhờ tăng năng suất, chất lượng, trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao cho diện tích được quy hoạch trồng mía ổn định (trên đất liếp có công trình kiểm soát lũ, mặn), để từ đó giảm giá thành mía tăng lợi nhuận, thu nhập của người trồng mía, đủ sức cạnh tranh với cây trồng khác.

Theo Quy hoạch, không mở rộng diện tích mía trên các địa bàn mới. Chỉ phát triển ổn định mía ở các địa bàn truyền thống, đất nông nghiệp ổn định. Những vùng đất được chọn phải thỏa mãn các điều kiện là vùng đất sản xuất nông nghiệp ổn định lâu dài, đến sau năm 2020; là vùng có truyền thống về sản xuất mía; có hệ thống thủy lợi kiểm soát lũ, mặn cả năm; phù hợp với quy hoạch nông, lâm nghiệp của tỉnh.

Cụ thể, khu vực huyện Bến Lức có 7 xã được chọn vào quy hoạch là Thạnh Lợi, Thạnh Hòa, Bình Đức, Lương Bình, Lương Hòa, Tân Hòa, Tân Bửu; khu vực huyện Thủ Thừa có 1 xã là Tân Thành và khu vực huyện Đức Huệ có 3 xã được chọn là Mỹ Thạnh Bắc, Mỹ Thạnh Tây, Mỹ Bình.

Quy hoạch vùng nguyên liệu mía hướng đến mục tiêu tăng lợi nhuận, thu nhập trên 1 đơn vị diện tích bằng hoặc cao hơn nhóm cây trồng khác trong vùng. Giá trị sản lượng trên 100 triệu đồng/ha, lợi nhuận 46 triệu đồng/ha, thu nhập 64 triệu đồng/ha.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, triển khai thực hiện cơ giới hóa các khâu trong sản xuất mía, đặc biệt là khâu thu hoạch và vận chuyển mía nhằm khắc phục tình trạng thiếu lao động trong thời vụ thu hoạch mía, giải phóng người lao động khỏi công việc vất vả, nặng nhọc.


Có thể bạn quan tâm

Thời Nuôi Cá Tiêu Thụ Nội Địa Thời Nuôi Cá Tiêu Thụ Nội Địa

Trong khi người nuôi cá để chế biến xuất khẩu (cá tra) đang ngày một chán nản, lỗ lã liên tục xảy ra trong hơn 2 năm qua, thì nông dân nuôi cá để tiêu thụ nội địa (cá điêu hồng, cá lóc…) đang rất phấn khởi vì lãi to.

05/08/2013
Chăn Nuôi Vịt Tại Tân Châu (An Giang) Chăn Nuôi Vịt Tại Tân Châu (An Giang)

Đây là mô hình được đánh giá rất cao tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp lần thứ 13 (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn và Trung tâm Khuyến nông An Giang tổ chức vừa qua), với chủ đề “Phát triển chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học”, góp phần hạn chế dịch bệnh trên gia súc gia cầm và ảnh hưởng môi trường sinh hoạt cộng đồng dân cư.

05/08/2013
Ðưa Sản Phẩm Sạch Bệnh Ra Thị Trường Ðưa Sản Phẩm Sạch Bệnh Ra Thị Trường

Trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện có có 441 nghìn con lợn, hơn 2,4 triệu con gia cầm với hơn 80 cơ sở chăn nuôi lợn, khoảng 90 cơ sở chăn nuôi gia cầm đạt tiêu chí trang trại. Tình hình chăn nuôi tiếp tục có những chuyển biến tích cực, mức tăng trưởng hằng năm đạt trên 10%.

05/08/2013
Thu Nhập Cao Từ Trồng Tiêu Thu Nhập Cao Từ Trồng Tiêu

Nhiều vườn tiêu trên địa bàn các huyện Tây Hòa, Sông Hinh (Phú Yên) đang vào thời kỳ thu hoạch. Mặc dù sản lượng giảm nhưng giá tiêu đứng ở mức cao nên các hộ trồng tiêu thu được lợi nhuận cao.

05/08/2013
Nhân Rộng Mô Hình Dùng Chế Phẩm Sinh Học Biovac Và Rơm Rạ Để Sản Xuất Phân Hữu Cơ Nhân Rộng Mô Hình Dùng Chế Phẩm Sinh Học Biovac Và Rơm Rạ Để Sản Xuất Phân Hữu Cơ

Cán bộ Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh hướng dẫn các hộ dân ở xã Đông Văn (Đông Sơn) dùng chế phẩm sinh học biovac và rơm, rạ để sản xuất phân hữu cơ.

05/08/2013