Long An Nuôi Tôm Chân Trắng Lãi 500 Triệu Đồng Mỗi Ha

Hiện nay, các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ và Châu Thành, tỉnh Long An đã thu hoạch xong 2.780ha tôm, đạt hơn 80% diện tích nuôi. Nông dân lãi từ 250 đến 350 triệu đồng/ha, có hộ lãi hơn 500 triệu đồng/ha.
Để có được kết quả trên, từ năm 2013, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân ở các huyện đầu tư thêm 40-50 triệu đồng để cải tạo ao đầm với độ sâu từ 1,5 đến 1,6m chuyển sang nuôi tôm chân trắng và từ 1 đến 1,2m nuôi tôm sú.
Mỗi năm, người dân chỉ cần thả nuôi 2 đợt để có thời gian làm vệ sinh ao đầm, cắt mầm mống dịch bệnh.
Hiện nay có gần 90% hộ ở các huyện trên chuyển sang nuôi tôm chân trắng, năng suất đạt 3 tấn trở lên, có hộ đạt từ 4 đến 6 tấn/ha. Với giá bán tôm chân trắng hiện nay từ 120.000-175.000 đồng/kg, nông dân lãi từ 250 đến 350 triệu đồng/ha, thậm chí có những hộ thu lãi hơn 500 triệu đồng/ha, gấp 10 lần so với nuôi tôm sú.
Mặc dù chuyển sang nuôi tôm chân trắng hiệu quả, nhưng hiện vẫn còn 2.000 đến 2.500 hộ ở hai huyện Châu Thành và Cần Đước thiếu vốn để cải tạo ao đầm, độ sâu, không đảm bảo việc nuôi tôm an toàn dịch bệnh theo hướng VietGAP. Do đó, dịch bệnh vẫn xảy ra khiến năng suất chỉ đạt từ 1,8 đến 2 tấn/ha.
Anh Trần Văn Tý, ở xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước và nhiều hộ nuôi tôm khác cho rằng, nếu được Nhà nước hỗ trợ cho nông dân vay vốn về thuê cơ giới, lao động nạo vét cải tạo lại ao đầm thêm độ sâu từ 0,5 đến 0,6m, nông dân sẽ an tâm đầu tư nuôi tôm.
Cùng với đó, việc tôm nuôi cho năng suất cao hơn, hiệu quả kinh tế sẽ tăng theo và người dân có thể làm giàu trên chính mảnh đất của mình.
Có thể bạn quan tâm

Trong chăn nuôi, đặc biệt là heo và gia cầm, các tiến bộ khoa học kỹ thuật như con giống, dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm. Với gia cầm, ngoại trừ cúm H5N1, những yếu tố này đã giúp tạo sự phát triển ổn định những năm qua, đạt năng suất cao.

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long có các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An, TP. Cần Thơ và Vĩnh Long cũng đã xuất hiện dịch cúm gia cầm, làm chết hàng loạt đàn gia cầm.

Tháng 7.2012, Ban Quản lý Dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Bình Định đã phối hợp với Trường Ðại học Nông Lâm (ÐHNL) Huế xây dựng mô hình “Phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa bằng phương pháp sinh học sử dụng bọ đuôi kiềm”. Mô hình đã đạt kết quả khả quan.

Những năm gần đây, phong trào nuôi ếch ở huyện Tháp Mười phát triển mạnh, trong đó có xã Tân Kiều (Đồng Tháp). Hiện tại toàn xã có gần 100 hộ nuôi ếch, tập trung nhiều ở ấp 4. Đây được xem là nghề thoát nghèo của nhiều gia đình.

Thực hành quy trình “Ứng dụng men vi sinh trong sản xuất phân hữu cơ sinh học từ nguồn vỏ cà phê” của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp Lâm Đồng, nông dân Lâm Đồng đã và đang tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư các nguồn dinh dưỡng để chăm sóc cho cây trồng.