Long An Nuôi Tôm Chân Trắng Lãi 500 Triệu Đồng Mỗi Ha

Hiện nay, các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ và Châu Thành, tỉnh Long An đã thu hoạch xong 2.780ha tôm, đạt hơn 80% diện tích nuôi. Nông dân lãi từ 250 đến 350 triệu đồng/ha, có hộ lãi hơn 500 triệu đồng/ha.
Để có được kết quả trên, từ năm 2013, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân ở các huyện đầu tư thêm 40-50 triệu đồng để cải tạo ao đầm với độ sâu từ 1,5 đến 1,6m chuyển sang nuôi tôm chân trắng và từ 1 đến 1,2m nuôi tôm sú.
Mỗi năm, người dân chỉ cần thả nuôi 2 đợt để có thời gian làm vệ sinh ao đầm, cắt mầm mống dịch bệnh.
Hiện nay có gần 90% hộ ở các huyện trên chuyển sang nuôi tôm chân trắng, năng suất đạt 3 tấn trở lên, có hộ đạt từ 4 đến 6 tấn/ha. Với giá bán tôm chân trắng hiện nay từ 120.000-175.000 đồng/kg, nông dân lãi từ 250 đến 350 triệu đồng/ha, thậm chí có những hộ thu lãi hơn 500 triệu đồng/ha, gấp 10 lần so với nuôi tôm sú.
Mặc dù chuyển sang nuôi tôm chân trắng hiệu quả, nhưng hiện vẫn còn 2.000 đến 2.500 hộ ở hai huyện Châu Thành và Cần Đước thiếu vốn để cải tạo ao đầm, độ sâu, không đảm bảo việc nuôi tôm an toàn dịch bệnh theo hướng VietGAP. Do đó, dịch bệnh vẫn xảy ra khiến năng suất chỉ đạt từ 1,8 đến 2 tấn/ha.
Anh Trần Văn Tý, ở xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước và nhiều hộ nuôi tôm khác cho rằng, nếu được Nhà nước hỗ trợ cho nông dân vay vốn về thuê cơ giới, lao động nạo vét cải tạo lại ao đầm thêm độ sâu từ 0,5 đến 0,6m, nông dân sẽ an tâm đầu tư nuôi tôm.
Cùng với đó, việc tôm nuôi cho năng suất cao hơn, hiệu quả kinh tế sẽ tăng theo và người dân có thể làm giàu trên chính mảnh đất của mình.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn của tỉnh Bình Thuận như: Công ty Hải Nam, Thaimex, Hải Thuận, Sơn Tuyền, Hải Phong Việt, Hải Tiến, Nam Hải... là những doanh nghiệp chủ lực thuộc Hiệp hội Thủy sản.

Ngành thủy sản và gạo nếu được cơ cấu lại sản xuất theo chuỗi chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, có thương hiệu thì cơ hội tốt khi xuất khẩu.

Sau bài Thịt heo sạch: Gian nan đường vào chợ đăng trên Báo SGGP số ra ngày 3-11, chiều 12-11, bà Nguyễn Hồng Thắm, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ An Hạ, cho biết công ty vừa tăng thêm 3 điểm bán lẻ thịt heo VietGAP tại TPHCM.

Năm 2015, Trạm Khuyến nông huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp thực hiện hiệu quả mô hình thực nghiệm nuôi gà trống thiến trên gà tàu lai. Mô hình được thí nghiệm trên 64 gà tàu lai nuôi vỗ béo đến 120 ngày.

Công ty TNHH Đại Thành Lộc hiện đầu tư trang trại qui mô 2.400 con lợn nái sinh sản ở Nam Hưng, Nam Đàn (Nghệ An) với tổng trị giá trên 100 tỷ đồng.