Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lợn Rừng Ở Thạch Gia Trang

Lợn Rừng Ở Thạch Gia Trang
Ngày đăng: 20/04/2012

Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây năm 2004, đáng ra anh phải chọn một công việc phù hợp trên con đường tiến thân. Nhưng với Lã Hữu Thương ở xóm Nam Hòa, xã Xuất Hóa, Lạc Sơn (Hòa Bình) lại chọn con đường về quê lập nghiệp xây dựng trang trại lợn rừng.

Theo chân Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Lạc Sơn - Bùi Văn Diển, chúng tôi đến thăm trang trại nuôi lợn rừng của anh Lã Hữu Thương, cách trung tâm huyện chừng khoảng 2 cây số. Vừa dựng xe ở cổng, một người đàn ông với dáng người cao gầy, nước da ngăm đen hồ hởi ra đón khách, qua lời giới thiệu của ông Diển, chúng tôi biết đó là anh Lã Hữu Thương người trực tiếp quản lý trang trại.

Dẫn chúng tôi tham quan trang trại rộng gần 4000 m2, anh tâm sự: “Trước kia vùng đất này còn khá hoang sơ, cỏ mọc um tùm, dân cư thưa thớt, đường đi lối lại cũng chưa có, nhưng được cái địa hình nơi đây khá thuận lợi xây dựng một khu chăn nuôi. Nung nấu ý tưởng ngay từ khi ra trường và với sự quyết tâm tạo lập riêng cho mình một hướng đi mới để phát triển kinh tế. Nghĩ là làm anh đã làm đơn vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam để đầu tư. Anh đã xây dựng tường bao, chia ô làm chuồng nuôi lợn rừng. Được sự giúp đỡ, ủng hộ của người thân, anh em bạn bè làm cho anh càng vững tin thực hiện ước mơ của mình”.

Trước khi đầu tư nuôi lợn rừng, anh đã nghiên cứu tìm tòi và học học ở rất nhiều nơi từ Bắc vào Nam. Anh Thương đặt chân đến những trang trại chăn nuôi lợn rừng có tiếng như ở Văn Chấn (Yên Bái) điển hình như trang trại của cô Từ Thị Bình - tại đây anh đã học hỏi được rất nhiều kiến thức từ cách chọn giống đến cách chăm sóc... Không dừng lại anh còn lặn lội đến Nha Trang (Khánh Hòa), Củ Chi (Tp. Hồ Chí Minh) để học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi từ những hộ chăn nuôi đi trước. Để rồi đến năm 2008 anh thành lập lên trang trại lợn rừng với cái tên rất ấn tượng “Thạch gia trang”.

Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài” anh bắt đầu khởi nghiệp bằng 1 đôi nhím và 3 đôi lợn rừng mua từ trại giống của Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì. Vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm qua một thời gian nuôi từ 3 đôi lợn rừng đến nay trang trại của anh lên đến 150 con trong đó có 32 lợn nái và 2 con đực giống. Tuy mới bước vào tuổi 32 nhưng anh đã trực tiếp cai quản trang trại cơ ngơi tiền tỷ. Quen chăn nuôi lại còn có kinh nghiệm học chuyên ngành Thú y ra, nên mọi việc đều rất thuận lợi với anh.

Theo anh nuôi lợn rừng không khó có khi còn dễ hơn lợn nhà vì lợn rừng là loài sống hoang dã bản tính ăn tạp nên chúng không “kén” một thứ gì. Chi phí chăn nuôi thấp trong khi giá thành lại cao hơn nhiều lần nuôi lợn nhà. Đặc biệt, lợn rừng có sức đề kháng cao, ít xảy ra dịch bệnh. Sản phẩm thịt lợn rừng thơm ngon, thịt gần như không có mỡ, da dầy và giòn rất hấp dẫn với khách hàng được thị trường ưa chuộng. Từ lợn rừng giống đến lợn thịt đều được xuất đi các tỉnh thành khác như Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình…

Qua thực tế chăn nuôi, anh Thương còn cho biết mỗi ngày một con lợn rừng trưởng thành ăn hết lượng thức ăn khoảng 25.000 đồng, nếu chịu khó trồng cỏ, sắn cho chúng ăn thì lượng tiền bỏ ra mua thức ăn cho lợn mỗi ngày còn ít hơn. Chỉ sau 4 tháng nuôi, mỗi con lợn sẽ đạt trọng lượng từ 15 - 20 kg và có thể xuất bán. Gía trị thương phẩm của lợn hiện nay trên thị trường có giá từ 180.000 - 200.000 đồng/kg; giá lợn giống là 300.000 đồng/kg. Mỗi năm, một con lợn rừng đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 5 - 8 con lợn con.

Hiện nay trang trại lợn rừng của gia đình anh mỗi năm cho thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng. Gỉải quyết việc làm thường xuyên cho 2 lao động với mức lương từ 2.500.000 - 3.000.000 đồng/tháng và một số lao động theo thời vụ khác. Cuối năm nay anh tiếp tục mở rộng thêm một khu chăn nuôi lợn nái siêu nạc với số lượng khoảng 200 con. Không chỉ nuôi lợn rừng anh Lã Hữu Thương còn chăn nuôi thêm gà và nhím để tăng thu nhập kinh tế cho gia đình.

Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học ở Hưng Yên Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học ở Hưng Yên

Với những ưu điểm nổi bật như phòng tránh dịch bệnh, chất thải tự tiêu, tiết kiệm nhân công, giảm chi phí đầu vào, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp tạo nguồn phân bón hữu cơ an toàn phục vụ cho sản xuất trồng trọt… đệm lót sinh học (ĐLSH) đang được nhiều hộ chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh Hưng Yên sử dụng.

28/07/2015
Mô hình nuôi heo khép kín mang lại hiệu quả kinh tế cao Mô hình nuôi heo khép kín mang lại hiệu quả kinh tế cao

Nằm tách biệt với khu dân cư, cách trung tâm xã Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột) khoảng 2km về phía tây, trang trại nuôi heo khép kín với diện tích hơn 2.000m2 của ông Đoàn Đắc Đức (trú tại thôn 3, xã Ea Kao) lọt thỏm trong khu rừng do ông nhận quản lý, bảo vệ.

28/07/2015
Làm giàu từ nuôi gia cầm bằng công nghệ mới Làm giàu từ nuôi gia cầm bằng công nghệ mới

Về thôn Suối Giếng (xã Công Hải, Thuận Bắc, Ninh Thuận), nói đến trang trại gà của anh Vũ Yên Sơn, ai cũng tấm tắc khen ngợi về quy mô, sự đầu tư cũng như cách nuôi gà của chủ gia trại này. Nhờ áp dụng công nghệ mới trong chăn nuôi mà trang trại của anh luôn hạn chế thấp nhất những rủi ro về dịch bệnh.

28/07/2015
Bảo Yên (Lào Cai) xây dựng 30 mô hình nuôi gà Đông Tảo tại Cam Cọn Bảo Yên (Lào Cai) xây dựng 30 mô hình nuôi gà Đông Tảo tại Cam Cọn

Bình quân mỗi lứa nuôi (100 con/3,5 tháng), hộ chăn nuôi thu lãi từ 13 – 14 triệu đồng. Thực hiện dự án “Hỗ trợ chăn nuôi gà Đông Tảo giai đoạn 2015 – 2016”, huyện Bảo Yên (Lào Cai) triển khai xây dựng 30 mô hình nuôi gà Đông Tảo (50 con/mô hình) với 30 hộ của xã Cam Cọn tham gia. Đây là những hộ có kiến thức, kinh nghiệm và đủ điều kiện đầu tư chăn nuôi.

28/07/2015
Xã vùng cao Đông Tiến chú trọng các giống mới sản xuất vụ hè thu Xã vùng cao Đông Tiến chú trọng các giống mới sản xuất vụ hè thu

Những ngày này về vùng cao Đông Tiến (Hàm Thuận Bắc) sẽ thấy màu xanh của những rẫy bắp, đậu các loại và những ruộng lúa đang thời kỳ phát triển. Gia đình bà K’ Thị Thơm – thôn 1 đã xuống giống được 3 ha bắp lai cho biết: “Năm nay gia đình được đăng ký đầu tư ứng trước từ Trung tâm dịch vụ miền núi tỉnh cung ứng giống bắp lai (CP888, DK 6919), phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để sản xuất. Hiện diện tích bắp của gia đình đã xuống giống hơn 20 ngày, đang tập trung chăm sóc bón phân giai đoạn đầu. Mấy ngày qua thời tiết thuận lợi nên bắp phát triển tốt”.

29/07/2015