Lợi Nhuận Từ Nuôi Tôm Nước Lợ Đạt Trên 6,2 Tỷ Đồng

Trong năm 2013, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) tiếp tục chỉ đạo các địa phương khôi phục, tận dụng và khai thác tối đa diện tích mặt nước hiện có để phát triển nuôi trồng thủy sản.
Hiện nay, diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn khoảng 105 ha, trong đó diện tích nuôi tôm là 55 ha, 50 ha nuôi cá nước ngọt. Báo cáo từ UBND thành phố Đông Hà cho biết, trong tháng 9/2013, người dân đã tiến hành thu hoạch xong vụ tôm nước lợ với tổng sản lượng đạt 103,69 tấn, doanh thu ước đạt 15,387 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 6,272 tỷ đồng. Các phường nuôi tôm đem lại hiệu quả kinh tế cao là: Đông Giang, Đông Lễ.
So với năm 2012, sản lượng tôm thu hoạch giảm 22,16 tấn nhưng doanh thu lại tăng hơn 987 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do dịch bệnh trên tôm bùng phát trong toàn tỉnh, nhiều diện tích tôm bị mất trắng hoặc thu hoạch non dẫn đến sản lượng sụt giảm đồng thời đẩy giá thành tôm thương phẩm lên cao. Đối với cá nước ngọt, đến thời điểm này cơ bản đã thu hoạch xong để tránh lũ, sản lượng ước đạt 117 tấn. Một số giống cá mới được đưa vào nuôi có năng suất, hiệu quả khá cao như cá rô đầu vuông.
Mặc dù được xác định là lĩnh vực gặp nhiều rủi ro nhưng với kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân, sự giúp đỡ, hỗ trợ của các ngành chuyên môn, ngành nuôi thủy sản trên địa bàn thành phố Đông Hà đã đạt được những kết quả khả quan. Đây chính là điều kiện để thành phố nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và cải thiện thu nhập cho một bộ phận người dân.
Có thể bạn quan tâm

Nhu cầu thả nuôi tăng cao, trong khi đó nguồn con giống đang khan hiếm đã kéo giá tôm càng xanh giống liên tục tăng cao kể từ đầu vụ đến nay.

Trước đây ở ấp 2 và ấp 3, xã Bình Hàng Trung (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) chỉ sản xuất lúa 3 vụ/năm, hiệu quả thấp do thường gặp những điều kiện bất lợi về thời tiết, sâu bệnh gây hại nhất là bệnh vàng lùn lùn xoắn lá. Chính vì vậy, chủ trương của địa phương là chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, đưa cây màu xuống ruộng để thay thế 1 vụ lúa trong năm, nhằm tăng nguồn thu nhập cho người dân.

Sở NN&PTNT TP.HCM cho biết đang triển khai thí điểm mô hình nuôi 2.000 con cá sấu nước ngọt chất lượng cao tại trại cá sấu Tồn Phát (huyện Củ Chi).

Với bản tính cần cù, chịu khó, sau khi phục viên về địa phương, anh Nguyễn Long Anh (SN 1959) ngụ ấp 2, xã Mỹ Thạnh Bắc (Đức Huệ, Long An), đã cố gắng tích góp đầu tư chăn nuôi với mong muốn cải thiện kinh tế gia đình.

Nuôi cá kèo là mô hình kinh tế được người dân xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước (Cà Mau) áp dụng từ vài năm trở lại đây. Theo ông Nguyễn Văn Hai - Phó Chủ tịch UBND xã, đây là mô hình sản xuất hiệu quả, ít rủi ro, tăng thu nhập bền vững, địa phương đang khuyến khích bà con nhân rộng.