Lợi Nhuận Từ Nuôi Tôm Nước Lợ Đạt Trên 6,2 Tỷ Đồng

Trong năm 2013, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) tiếp tục chỉ đạo các địa phương khôi phục, tận dụng và khai thác tối đa diện tích mặt nước hiện có để phát triển nuôi trồng thủy sản.
Hiện nay, diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn khoảng 105 ha, trong đó diện tích nuôi tôm là 55 ha, 50 ha nuôi cá nước ngọt. Báo cáo từ UBND thành phố Đông Hà cho biết, trong tháng 9/2013, người dân đã tiến hành thu hoạch xong vụ tôm nước lợ với tổng sản lượng đạt 103,69 tấn, doanh thu ước đạt 15,387 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 6,272 tỷ đồng. Các phường nuôi tôm đem lại hiệu quả kinh tế cao là: Đông Giang, Đông Lễ.
So với năm 2012, sản lượng tôm thu hoạch giảm 22,16 tấn nhưng doanh thu lại tăng hơn 987 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do dịch bệnh trên tôm bùng phát trong toàn tỉnh, nhiều diện tích tôm bị mất trắng hoặc thu hoạch non dẫn đến sản lượng sụt giảm đồng thời đẩy giá thành tôm thương phẩm lên cao. Đối với cá nước ngọt, đến thời điểm này cơ bản đã thu hoạch xong để tránh lũ, sản lượng ước đạt 117 tấn. Một số giống cá mới được đưa vào nuôi có năng suất, hiệu quả khá cao như cá rô đầu vuông.
Mặc dù được xác định là lĩnh vực gặp nhiều rủi ro nhưng với kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân, sự giúp đỡ, hỗ trợ của các ngành chuyên môn, ngành nuôi thủy sản trên địa bàn thành phố Đông Hà đã đạt được những kết quả khả quan. Đây chính là điều kiện để thành phố nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và cải thiện thu nhập cho một bộ phận người dân.
Có thể bạn quan tâm

Bộ NN và PTNT xác định năm 2015 là năm đảm bảo vệ sinh ATTP trong nông nghiệp và đề ra mục tiêu tạo chuyển biến rõ nét về vấn đề này, trọng tâm là sản phẩm rau, thịt và thủy sản. Năm nay, ngành đề ra mục tiêu, tỷ lệ mẫu giám sát tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm thịt gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi giảm 10%.

Tuy nhiên, bên cạnh đó việc phát triển chăn nuôi heo cũng còn nhiều bất cập như: việc xử lý chất thải, phòng chống dịch bệnh, những vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được người chăn nuôi quan tâm đúng mức, đang thách thức nghề chăn nuôi heo tại Củ Chi.

Theo Sở Nông nghiệp & PTNT AN Giang cho biết, trong nhiều năm qua tỉnh An Giang đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách nhằm cải tạo hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng hoàn chỉnh, từ đó đưa diện tích gieo trồng cây lúa ở 3 vụ chính từ 581.292 ha vào năm 2010 lên đến 625.917 ha vào năm 2014 và năng suất trung bình 3 vụ từ 5,98 tấn/ha lên 6,453 tấn/ha, sản lượng năm 2014 ước đạt 4,039 triệu tấn tăng 17,8 ngàn tấn so năm 2013 góp phần ổn định an ninh lương thực và phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

Ngày 7/2, tại Đà Lạt diễn ra Hội thảo “Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên”. Chủ trì hội thảo gồm có Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên; ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ông Nguyễn Xuân Tiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Lâm Đồng; ông Đoàn Văn Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

Tính đến tuần đầu của tháng 2/2015, Sóc Trăng đã thu hoạch được trên 75.000 ha lúa đông xuân, bằng 53% diện tích gieo trồng. Do đặc điểm từng vùng sinh thái, nên thời gian xuống giống giữa các địa phương chênh lệch nhau khá xa. Diễn biến thị trường trong vụ lúa này cho thấy: Thu hoạch sớm có nhiều lợi thế về giá, vì khoảng 3 tuần này lúa rớt giá mạnh.