Lợi Nhuận Đáng Kể Từ Mô Hình Bắp, Bò, Biogas

Ông Huỳnh văn Hổ, nông dân ấp Mỹ Long, xã Mỹ An huyện Chợ Mới (An Giang), những năm gần đây khá lên nhờ áp dụng mô hình trồng bắp, nuôi bò và sử dụng phân bò làm khí đốt biogas. Đây là mô hình đang được ngành nông nghiệp huyện Chợ Mới khuyến cáo nông dân áp dụng rộng rãi nhằm tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình, mặt khác vừa cải thiện môi trường, tiết kiệm chi phí nhiên liệu nấu ăn, sinh hoạt hằng ngày.
Tận dụng đất nhà, vốn nhà, lấy công làm lời từ 10 công đất, ông Hổ bắt đầu cải tạo để trồng bắp thu trái non. Bắp non một năm trồng được 4 vụ, trong đó chỉ tốn công cày xới 2 vụ. Sau khi thu hoạch, tận dụng vỏ bắp, lá bắp và thân cây bắp để làm thức ăn cho 14 con bò. Bò trưởng thành sau một năm chăm sóc được bán ra với giá 25 triệu đồng/con, mỗi con lời khoảng 10 triệu đồng. Như vậy từ việc trồng bắp, nuôi bò hằng năm, ông Hổ cũng thu nhập trên 200 triệu đồng.
Mới đây gia đình ông còn được Trung tâm Ứng dụng chuyển giao khoa học (Sở Khoa học Công nghệ An Giang) hướng dẫn dùng khí gas làm điện thắp sáng nhà, tạo thêm niềm vui cho bà con vùng nông thôn, mặt khác sử dụng biogas cho nấu nướng hằng ngày nên không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn giảm tối thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường vùng nông thôn.
Có thể bạn quan tâm

Một nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ipsard) mới đây cho thấy, có tới hơn 50% số hộ gia đình nông thôn (HGĐNT) chịu các “cú sốc” về thu nhập với nhiều mức độ khác nhau.

20 năm là khoảng thời gian đủ dài để thay đổi cuộc đời con người. Tuy nhiên, ngần ấy thời gian vẫn chưa đủ để làm thay đổi cuộc sống của người dân dưới tán rừng tràm U Minh Hạ. Nhiều hộ có trách nhiệm rất cao trong công tác bảo vệ rừng, nhưng cuộc sống của họ vẫn còn khó khăn nhiều bề.

Giá trị sản xuất thủy sản 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt trên 83.000 tỷ đồng, tăng 2,53% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị nuôi trồng thủy sản ước đạt trên 45.000 tỷ đồng, khai thác đạt trên 38.000 tỷ đồng.

Ngày 26/6, Bộ NN&PTNT phê duyệt đề cương thực hiện xây dựng mô hình canh tác lúa giảm phát thải nhà kính bằng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước năm 2013.

Theo các già làng người Xtiêng thì cha ông họ có nguồn gốc từ vùng núi rừng Bình Phước, nhưng cách đây khoảng 30 năm đã men theo dòng sông Đồng Nai xuống đây để định cư. Những ngày đầu thật vô vàn khó khăn...