Lợi Nhuận Đáng Kể Từ Mô Hình Bắp, Bò, Biogas

Ông Huỳnh văn Hổ, nông dân ấp Mỹ Long, xã Mỹ An huyện Chợ Mới (An Giang), những năm gần đây khá lên nhờ áp dụng mô hình trồng bắp, nuôi bò và sử dụng phân bò làm khí đốt biogas. Đây là mô hình đang được ngành nông nghiệp huyện Chợ Mới khuyến cáo nông dân áp dụng rộng rãi nhằm tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình, mặt khác vừa cải thiện môi trường, tiết kiệm chi phí nhiên liệu nấu ăn, sinh hoạt hằng ngày.
Tận dụng đất nhà, vốn nhà, lấy công làm lời từ 10 công đất, ông Hổ bắt đầu cải tạo để trồng bắp thu trái non. Bắp non một năm trồng được 4 vụ, trong đó chỉ tốn công cày xới 2 vụ. Sau khi thu hoạch, tận dụng vỏ bắp, lá bắp và thân cây bắp để làm thức ăn cho 14 con bò. Bò trưởng thành sau một năm chăm sóc được bán ra với giá 25 triệu đồng/con, mỗi con lời khoảng 10 triệu đồng. Như vậy từ việc trồng bắp, nuôi bò hằng năm, ông Hổ cũng thu nhập trên 200 triệu đồng.
Mới đây gia đình ông còn được Trung tâm Ứng dụng chuyển giao khoa học (Sở Khoa học Công nghệ An Giang) hướng dẫn dùng khí gas làm điện thắp sáng nhà, tạo thêm niềm vui cho bà con vùng nông thôn, mặt khác sử dụng biogas cho nấu nướng hằng ngày nên không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn giảm tối thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường vùng nông thôn.
Có thể bạn quan tâm

Sau 2 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), 4/4 xã của T.X Sông Công đều đã hoàn thành công tác quy hoạch. Xã Vinh Sơn đã đạt được 11/19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM; xã Bá Xuyên đạt 9/19 tiêu chí; Bình Sơn đạt 8/19 tiêu chí và Tân Quang đạt 6/19 tiêu chí.

Do hạn hán kéo dài, không đủ nước sản xuất lúa nên vụ hè-thu năm nay, anh Lê Quang Thành, thôn Láng Me, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc) đã chuyển đổi 9 sào ruộng lúa nước sang trồng dưa hồng xiêm.

Đầu năm đến nay, Trạm Thú y huyện Thuận Nam đã hoàn thành tiêm phòng vắcxin đợt I/2013 cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện. Trong đó, tiêm tụ huyết trùng cho trâu, bò 4.640 con; dê, cừu 9.470 con; heo 1.640 con và tiêm phòng dịch tả cho heo được 1.635 con.

Tổ hợp tác rau sạch thôn 4 xã Tâm Thắng đã phát triển được gần 20 ha rau sạch với sự tham gia tích cực của 10 thành viên. Trong thời gian qua, cùng với việc áp dụng các tiến bộ KHKT, các thành viên trong tổ hợp tác đã chú trọng công tác áp dụng các loại giống cây mới phù hợp với nhu cầu của thị trường. Theo đó, tính đến nay tổ hợp tác đã trồng các loại rau như: dưa leo, mướp đắng, đậu cô ve, rau cải bắp…

Nói đến mô hình chuyển đổi đất trồng mía sang trồng cây chanh ở huyện Bến Lức (Long An), phải kể đến anh Phạm Văn Nhuận ở ấp 3, xã Thạnh Hòa là người đi đầu trồng chanh ở huyện với 3,5 ha, thu hơn 1,5 tỷ đồng.