Lợi Nhuận 143 Triệu Đồng/vụ/máy Gặt Đập Liên Hợp

Theo tính toán của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang, trung bình thời gian hoạt động dịch vụ trong tỉnh của một máy gặt đập liên hợp là 30-40 ngày, hoạt động ngoài tỉnh là 10-20 ngày.
Diện tích thu hoạch mỗi vụ trong năm từ 90-120ha/máy, nếu tính trung bình khoảng 100ha/máy ở 2 vụ chính là Đông xuân và Hè thu, thì với giá thu hoạch lúa bằng máy khoảng 300.000 đồng/công, sẽ cho nguồn thu mỗi máy/vụ là 300 triệu đồng.
Nếu trừ chi phí khoảng 157 triệu đồng/máy cho nhiên liệu, thuê mướn nhân công theo máy thì còn lợi nhuận 143 triệu đồng. Với số vốn mua máy gặt đập liên hợp và các máy móc khác đi kèm được người dân trong tỉnh mua thời gian qua khoảng 770 triệu đồng, thì chỉ sau 3 năm hoạt động sẽ thu hồi lại vốn.
Có thể bạn quan tâm

Giá mua cau non tăng cao là điều bất thường nên nhiều nhà vườn cũng như người đi thu mua ở ĐBSCL đều cảnh giác.

Mới đây, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã tổ chức cấp cây giống cam, quýt ghép cho nhân dân xã Dương Phong.

Mùa mưa lũ cũng là thời điểm gỗ lậu ào ạt tuồn về xuôi. Vì thế, nhiệm vụ đấu tranh, giữ bình yên cho rừng của lực lượng kiểm lâm trở nên vất vả hơn bao giờ hết.

Chỉ trong chín tháng đầu năm 2015, với khoảng 740.000 tấn cao su xuất khẩu, ngành cao su VN bị mất hơn… 40.000 tỉ đồng nếu so với giá bình quân cùng thời điểm vào năm 2011.

Mặc dù được coi là hạt “ngọc” của Việt Nam, nhưng do chuỗi giá trị phức tạp nên gạo Việt đang rơi vào tình trạng 3 “không”: không thuần loại, không kiểm soát được dư lượng hóa chất và không truy xuất được nguồn gốc.