Lời nhiều từ trồng bắp trái vụ xen trong vườn cao su

Nắm bắt được nhu cầu thị trường, chị Hâm đã trồng xen bắp nếp trên diện tích gần 1 ha cao su 2 năm tuổi. Để đảm bảo bắp bán ra không bị quá già, chị xuống giống không cùng lúc mà chia ra nhiều đợt, mỗi đợt khoảng 1.000m2. Quy trình chăm sóc được chị tuân thủ theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất giống. Chị Hâm cho biết: Muốn bán được giá, người trồng bắp cần chăm sóc kỹ để bắp cho trái đều, bình quân 4 trái/kg là bán được giá nhất.
Từ khi xuống giống cho đến thu hoạch chỉ mất 75 - 80 ngày. Với cự ly trồng 60 x 20cm, 1.000m2 trồng bắp nếp cho thu 1,5 tấn bắp tươi. Trừ mọi chi phí, chị Hâm lãi không dưới 3 triệu đồng.
Vườn bắp xen trên diện tích gần 1 ha, sau một đợt trồng trái vụ, chị Hâm không chỉ có lãi 30 triệu đồng mà vườn cao su cũng được hưởng lợi từ việc bón phân, tưới nước nên cây phát triển rất tốt. Cũng nhờ trồng bắp, chị Hâm chủ động nguồn thức ăn tươi cho đàn trâu gần 20 con của gia đình.
Từ cách làm hay của chị Hâm, 2 năm nay đồng bào Xêtiêng ở khu phố Đông Phất đã học hỏi và làm theo.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm thay thế giống cá truyền thống cho hiệu quả kinh tế thấp, Phòng NN-PTNT huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã xây dựng mô hình nuôi cá lăng chấm thương phẩm

Dự kiến trong tháng 9 này, TX Ngã Bảy sẽ là đơn vị "huyện NTM" đầu tiên của tỉnh Hậu Giang.

Những năm qua, cùng với nỗ lực tái cơ cấu SXNN, nông thôn của các ngành, các cấp, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, nhiều nông dân đã biết phát huy thế mạnh, tiềm năng của mình để vươn lên làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Đồng Nai là tỉnh đi đầu về xây dựng NTM trên cả nước. Trong chương trình xây dựng NTM ở nhiều địa phương của tỉnh này, có phần đóng góp không nhỏ từ nguồn vốn tín dụng.

Người dân thôn Tùng Chánh, xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát, Bình Định) gọi ông Nguyễn Văn Xích (SN 1946) là “ông Xích nông thôn mới”.