Lợi lớn từ mô hình trồng lúa mới

Năm 2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Cà Mau đầu tư triển khai cho nông dân 2 ấp ở xã An Xuyên và TP.Cà Mau thực hiện dự án áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa SRI nhằm nâng cao hiệu quả góp phần phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa.
Dự án có diện tích 60ha, có 120 hộ nông dân tham gia.
Mô hình trồng lúa 3 giảm 3 tăng giúp nông dân Cà Mau có lãi cao.
Ông Phan Hoàng Minh – cán bộ kỹ thuật Phòng Kinh tế TP.Cà Mau cho biết: Từ khi triển khai mô hình trồng lúa mới, nông dân nhiều nơi trên địa bàn thành phố vô cùng phấn khởi, vì họ giảm được tối đa chi phí đầu tư trong khi năng suất sau mỗi vụ thu hoạch rất cao.
“Phương pháp trồng lúa 3 giảm 3 tăng có nhiều lợi ích.
Ngoài việc nâng cao thu nhập cho nông dân, nó còn giúp môi trường ổn định phục vụ sản xuất lâu dài” – ông Minh nói.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, áp dụng 3 giảm 3 tăng kết hợp kỹ thuật trồng lúa SRI là phương pháp canh tác dựa trên các cơ sở khoa học xuất phát từ thực tế sản xuất lúa.
Kỹ thuật này đang rất cần thiết để thay thế phương pháp trồng lúa truyền thống vốn đã làm giảm sức sống cây lúa, ảnh hưởng đến môi trường sản xuất như hiện nay.
" Mô hình 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa SRI đang được triển khai tại ấp Tân Thuộc và ấp Tân Hiệp (xã An Xuyên) bước đầu đã đem lại hiệu quả cao hơn nhiều so với cách trồng lúa truyền thống, là mô hình cần được triển khai nhân rộng trong thời gian tới”. Ông Phan Hoàng Minh
Nhiều nông dân ở xã An Xuyên vui mừng vì trúng mùa trong vụ hè thu vừa qua.
Ông Lê Văn Chân – người đầu tiên hưởng ứng mô hình này phấn khởi cho hay:
“Lần đầu tiên áp dụng mô hình, tôi chọn nguồn giống OM6162, phương pháp gieo sạ thưa 100 kg/ha, thực hiện đúng quy trình, được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỹ thuật…
Kết quả, năng suất lúa đạt khoảng 6 tấn/ha, tăng hơn 0,5 tấn so với phương pháp sản xuất truyền thống”.
Còn lão nông Nguyễn Văn Lâm ở ấp Tân Hiệp (xã An Xuyên) khẳng định, mô hình trồng lúa 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật SRI đang mở ra cánh cửa làm giàu cho nông dân.
Bình quân năng suất lúa đạt hơn 40 giạ/công, nếu so với cách làm trước đây thì bà con có lãi cao.
Cũng theo ông Phan Hoàng Minh: Hiện nay, bà con nông dân nhiều nơi còn canh tác lúa theo cách truyền thống, vừa đầu tư nhiều chi phí và đem lại hiệu quả không cao.
Đồng thời sử dụng nhiều phân bón thuốc, trừ sâu còn ảnh hưởng đến yếu tố môi trường.
Chính vì thế, mô hình 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa SRI là phương thức sản xuất khắc phục được những hạn chế của cách thức trồng lúa truyền thống xưa nay”.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, Hoài Nhơn đã triển khai nhiều biện pháp nhằm đưa kinh tế biển trở thành ngành Kinh tế “mũi nhọn” của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cũng có nhiều khó khăn làm hạn chế sự phát triển.

Vụ sản xuất Hè Thu, các địa phương trong tỉnh tiếp tục hưởng ứng mạnh mẽ chủ trương xây dựng các cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa và các loại cây trồng cạn, có sự tham gia của 4 nhà, tạo vùng sản xuất tập trung, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích.

Ngày 21.10, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định cho biết Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định Nguyễn Viết Hưng vừa ký Quyết định số 2084 công bố dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại các xã Hiển Khánh, huyện Vụ Bản và xã Trực Phú, huyện Trực Ninh.

Sau 4 năm xây dựng nông thôn mới (XDNTM), bộ mặt nông thôn Phù Cát đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, phấn đấu để cán đích NTM đúng lộ trình đã khó, duy trì danh hiệu “xã NTM” lại càng khó hơn.

Cho đến bây giờ, sau gần 4 năm nuôi heo, ông Trần Thanh Nam, ở thôn Mỹ Trang, xã Mỹ Châu, mới vỡ vạc một điều “nuôi heo không dễ chút nào, còn khó nữa là đằng khác, nhưng nếu có lòng kiên trì, cố gắng tìm tòi học hỏi, tổ chức nuôi khoa học, bài bản thì nhất định sẽ... có ăn”.