Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lợi Lớn Từ Liên Kết Sản Xuất Cá Tra

Lợi Lớn Từ Liên Kết Sản Xuất Cá Tra
Ngày đăng: 20/01/2015

Không chấp nhận trước những khó khăn đã gặp phải trong nuôi cá tra, ông Hà Tấn Tâm ở khu vực Thới Thạnh (phường Thới An, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ) đã liên kết với doanh nghiệp, đổi mới cách nuôi để vực dậy nghề mà ông đã chọn.

Trước đây, mặc dù gia đình ông Tâm có 5.000 m2 diện tích đất vườn nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn, thường thiếu trước hụt sau. Đến năm 2000, phong trào nuôi cá tra ở một số nơi rầm rộ đã thôi thúc ông Tâm phải chuyển cách làm ăn. “Tôi đã đào và thả nuôi được 3ha diện tích mặt nước. Lúc ấy không đủ vốn, tôi phải mượn của dòng họ và vay ngân hàng. Hai năm đầu do chưa có nhiều kinh nghiệm nên không lời nhiều…” - ông Tâm nhớ lại.
Ông Tâm kể, sau vài năm thả nuôi, cũng như nhiều nông dân nuôi cá tra khác, năm 2004 ông lỗ gần 200 triệu đồng vì khó khăn chung của thị trường xuất khẩu. Lúc này, ông Tâm tưởng đã không gượng dậy nổi vì gia đình có ít vốn. Qua tìm hiểu từ ngành chức năng địa phương và phương tiện thông tin đại chúng, ông Tâm hiểu ra, để có lời trong nuôi cá tra thì trước hết phải giảm được chi phí trong quá trình nuôi và cải tiến kỹ thuật nuôi. Ngoài ra, phải chủ động được con giống, vật tư đầu vào và đầu ra sản phẩm.
Vì vậy, ông Tâm đã chủ động tìm doanh nghiệp để liên kết, hợp tác. Đến năm 2008, ông đã ký hợp đồng được với Công ty cổ phần Thủy sản Hùng Vương. Theo đó, phía công ty sẽ cung cấp thức ăn và khoán chi phí (nuôi cá giống, thuốc trị bệnh, công nuôi...). Còn phía ông thì đổi mới kỹ thuật nuôi, tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, từ đó hưởng giá trị trên sản lượng cùng phần chi phí tiết kiệm được trong quá trình nuôi.
Nhờ sự hỗ trợ từ phía Công ty Thủy sản Hùng Vương và sự quyết tâm của bản thân, cá tra ông Tâm nuôi luôn phát triển tốt. “Tôi đã liên tục thắng lợi và thu lời qua các vụ nuôi, đời sống ngày càng khá giả. Hiện tôi có đến 15 ao cá tra, sản lượng ước đạt 4.000 - 5.000 tấn/năm. Sau khi trừ chi phí, tôi có thể lãi từ 5 - 6 tỷ đồng. Mô hình liên kết này giúp tôi việc tiêu thụ cá tra dễ dàng, không có chuyện ép giá” - ông Tâm khoe.
Ông Tâm còn chủ động tìm đến Công ty Thủy sản Hùng Vương để nhận làm thêm dịch vụ vận chuyển thức ăn thủy sản. Hiện ông có 12 ghe (mỗi chiếc có trọng tải từ 100 - 150 tấn), mỗi tháng ông vận chuyển khoảng 7.000 tấn thức ăn cho khắp các địa phương lân cận, sau khi trừ chi phí, ông lãi hơn 150 triệu đồng.
Ông Tâm cho biết, ngoài diện tích nuôi cá tra, ông còn mua thêm 8ha đất vườn để trồng nhãn, xoài, cam… cho lợi nhuận trên 500 triệu đồng/năm.
Ông Hà Tấn Tâm đã nhiều lần được UBND TP.Cần Thơ và quận Ô Môn khen thưởng. Từ 2008 - 2014, ông được công nhận “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp T.Ư”.


Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu là yếu tố then chốt quyết định sản xuất cá tra nửa đầu năm 2015 Xuất khẩu là yếu tố then chốt quyết định sản xuất cá tra nửa đầu năm 2015

Sáu tháng đầu năm 2015, diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL ước đạt 5.795 ha, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Theo đánh giá của Bộ NN và PTNT, quý I và II, ngành nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn do XK giảm, nắng nóng kéo dài gây dịch bệnh lên cá, đồng thời giá cá không ổn định khiến người nuôi cân nhắc kỹ hơn trước mỗi vụ nuôi. Do đó diện tích nuôi cá tra của một số địa phương có xu hướng giảm như: Hậu Giang (giảm 24,2%), Tiền Giang (giảm 26%), Bến Tre (giảm 23,9%).

06/08/2015
Làm nên chuyện từ hạt cam Làm nên chuyện từ hạt cam

Đó là câu chuyện thoát nghèo, làm giàu của anh Huỳnh Văn Tám ở ấp Tân An, xã Tân Bình, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Anh Tám là một trong những gương nông dân sản xuất giỏi, sáng tạo được khen thưởng cấp tỉnh năm 2014. Từ một hộ nông dân diện nghèo, sau nhiều năm cần mẫn lao động, áp dụng kỹ thuật canh tác, nay anh đã có cơ ngơi ổn định và cuộc sống khá sung túc.

06/08/2015
Nhãn tím Sóc Trăng đang bị làm giá Nhãn tím Sóc Trăng đang bị làm giá

Lợi dụng việc nhiều nhà vườn đang săn tìm nhãn tím giống về trồng, nhiều thương lái mua cành chiết rồi bán lại với giá trên trời.

06/08/2015
Cây bơ núi Cấm (An Giang) Cây bơ núi Cấm (An Giang)

Đây là loài ăn trái thuộc cây bản địa, thường xuất hiện ở núi Cấm, Cô Tô, núi Dài lớn… dưới dạng trồng xen với tán rừng, không có vườn chuyên canh. Tuy vậy, cây bơ vẫn được xem là đặc sản vùng Bảy Núi, do hương vị thơm ngon và chất lượng trái có thể sánh với bơ miền Đông và Tây Nguyên.

06/08/2015
Làm giàu từ mô hình trồng chanh không hạt Làm giàu từ mô hình trồng chanh không hạt

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở huyện Bến Lức đã chọn cây chanh làm cây trồng chủ lực. Huyện Bến Lức hiện có khoảng trên 4.000 ha diện tích trồng chanh, tăng gần 600 ha so với năm 2014, tập trung ở các xã: Thạnh Hòa, Thạnh Lợi, Bình Đức, Lương Hòa, Lương Bình…

06/08/2015