Nuôi Cá Lồng Trên Sông

Đó là khu lồng cá đầu tiên của anh Trịnh Xuân Viết, 35 tuổi, xã Cao Đức, huyện Gia Bình (Bắc Ninh).
Anh Viết kể gia đình đi làm ăn trong Nam đã nhiều năm và có nhà cửa rồi, sau những lần về quê, thấy vùng quê Cao Đức và Gia Bình chưa ai nuôi cá lồng, thế là anh tự đi học hỏi, tính cách, làm cho bằng được. Lúc đầu thấy vậy nhiều người bảo anh đổ tiền của xuống sông, nhưng anh vẫn tin tưởng thành công.
Giữa năm 2013, vợ chồng anh đã đặt mua, làm khu lồng cá đặt ngay chân đập mới thuộc khu kè Tân Tiến đến Kênh Phố. Toàn bộ gồm 6 lồng có kích cỡ 9 x 6 x 3 m và một gian nhà khoảng 30m2 để trông coi và đựng thức ăn nuôi cá.
Trong mỗi lồng anh thả các loại giống cá khác nhau như: cá trắm, trắm cỏ, cá chép, cá Lăng, cá Diêu Hồng (Điêu Hồng), khoảng trên 1 vạn con giống. Tổng vốn đầu tư hết hơn 500 triệu đồng, riêng chi phí làm các lồng cá tốn trên 400 triệu đồng.
Theo anh Trịnh Xuân Viết, một lồng cá trên sông có thể nuôi số lượng cá tương đương 2 mẫu ao trên đất liền (khoảng 0,75 ha/1 lồng). Và với khu lồng hiện có của anh bằng khoảng 4,5 ha.
Thức ăn nuôi cá chủ yếu là thức ăn cám công nghiệp, cá tép, ốc và rau củ, cỏ, cây chuối theo đặc điểm và quy trình kỹ thuật. Tính tổng thu sau 10 tháng anh đã có 400 triệu đồng.
Cá Điêu Hồng bán thì có lãi cao hơn vì nuôi ít ngày khoảng 8-10 tháng là bán được, giống ăn cũng không tốn nhiều nên có thể lãi 30-40%. Cá trắm cũng có thể được lãi cao hơn hẳn so với cá chép và cá Lăng.
Anh Viết khẳng định: “Nuôi cá lồng trên sông ít bị bệnh, môi trường nước sạch, cá nhanh lớn hơn trên đất liền. Cần có kỹ thuật, thiết kế lồng khoa học và nuôi cá lồng cũng không vất vả nhiều hơn trên bờ”
Theo nhiều người dân địa phương việc nuôi cá lồng trên sông là khá mạo hiểm. Việc đầu tư cho nuôi cá cũng hết sức tốn kém và có nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Dân, Phó Chủ tịch UBND xã Cao Đức (Gia Bình) cho biết hiện ở trên địa bàn xã Cao Đức đã có hai khu lồng nuôi cá trên sông nước. Đây là một hướng đi, cách làm mới ở địa phương. Còn về mặt chủ trương, Đảng uỷ, UBND xã đồng tình ủng hộ.
Song để thành nền nếp thì cần được quan tâm của các cấp các ngành từ tỉnh đến huyện để hỗ trợ, có những quy định, hướng dẫn cụ thể để bảo đảm nguồn lợi từ thuỷ sản, bảo vệ môi trường và phát triển nhân rộng trên địa bàn huyện Gia Bình, nhằm khai thác tiềm năng vùng sông nước dài trên 30 km, góp phần thúc đẩy kinh tế của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Vụ lúa TĐ có hơn 63.230 ha (tăng hơn 13.000 ha so kế hoạch) đang thu hoạch, năng suất bình quân đạt 5,1 tấn/ha. Tính trong 9 tháng đầu năm 2014 sản lượng lúa thu hoạch đạt hơn 1,33 triệu tấn, tăng hơn 70.650 tấn so với cùng kỳ. Đây là năm thứ 3 liên tiếp Cần Thơ tiếp tục gia tăng năng suất và sản lượng lúa.

Đêm 5/10, trên địa bàn xã Minh Lập (huyện Chơn Thành), Quang Minh và Tân Hưng (huyện Hớn Quản), đã xảy ra những cơn mưa dông, kèm lốc xoáy khiến hàng chục ngàn cây cao su từ 10-12 năm tuổi, đang trong kỳ khai thác bị gãy đổ. Còn tại các xã Lộc Phú, Lộc Quang (huyện Lộc Ninh), mưa dông cũng khiến hàng chục ngàn nọc tiêu của người dân bị hư hại nặng.

Ông Mai Anh Nhịn, GĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang vừa có văn bản gửi Cục Trồng trọt, Thanh tra Bộ NN-PTNT, Sở NN-PTNT Cần Thơ và Hậu Giang đề nghị có biện pháp quản lý, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn vụ việc.

Trong 7 tháng đầu năm 2014, nhìn chung, kim ngạch XK hạt tiêu của Việt Nam sang các nước khu vực Nam Á đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2013: Ấn Độ tăng 109,66%; Pakistan tăng 211,13%; Banladesh tăng 410,94%; Nepal tăng 748%; Sri Lanca tăng 460%.

Ông Cao Văn Ly, xã Eatrol, một người trồng cà phê cho biết, với mức giá cà phê hiện nay thu mua tại vườn khoảng 7.500 đ/kg quả tươi, cao gấp đôi so cùng kỳ năm ngoái, năng suất trên 10 tấn/ha, sau khi trừ tất cả chi phí nông dân có mức lãi khá.