Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lợi ích lớn

Lợi ích lớn
Ngày đăng: 20/10/2015

Thực hiện Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP), hai năm qua, toàn huyện đã xây dựng, lắp đặt được 690 bể biogas.

Các công trình không chỉ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tận dụng khí làm chất đốt mà còn tận dụng được nguồn nước thải tưới bón cho cây trồng, tăng hiệu quả kinh tế.

Bà Nguyễn Thị Mai, xóm Yên Thành, xã Cẩm Yên cho biết, từ trước đến nay, gia đình bà thường xuyên nuôi 20 con lợn trong khuôn viên vườn nhà.

Do không xử lý được chất thải nên mùi phân lợn xông sang cả các nhà sống xung quanh; bà con hàng xóm nhiều lần đã phản ánh do không chịu được mùi hôi thối.

“Khi được dự án hỗ trợ, gia đình tôi đã lập tức xây dựng bể biogas.

Nhờ có khí thải từ công trình này mà gia đình sử dụng đun nấu thoải mái, hàng xóm không còn phàn nàn gì nữa.

Nguồn nước thải từ bể khí được dùng để tưới cho 2 sào (1.000 m2) ngò tàu.

Sử dụng nguồn nước thải này tưới cho cây cây trồng rất tốt, không cần phải bón thêm bất kỳ loại phân hữu cơ hay phân hóa học nào nữa mà cây ngò vẫn tươi tốt, không bị cháy, lụi như trước, vòng đời dài hơn, năng suất cao, lá to, xanh mướt mát nên bán nhanh và rất được giá”.

Do đất được bổ sung thêm chất dinh dưỡng từ nguồn nước bể khí, ngoài diện tích ngò tàu bên dưới, đến mùa nắng, bà Mai còn trồng thêm mướp đắng vừa tạo bóng mát cho cây ngò vừa tăng thêm nguồn thu.

Mỗi năm, từ 2 sào ngò tàu, mướp đắng gia đình bà thu về bình quân trên dưới 100 triệu đồng.

"Thực tế cho thấy, năng suất sản lượng của cây trồng khi được sử dụng nước thải từ bể biogas tăng 15 - 20%, trong khi chi phí đầu tư giảm đáng kể.

Vì vậy, sử dụng bể biogas trong chăn nuôi đã và sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho nhà nông”, ông Khôi khẳng định.

Chi phí đầu tư hầu như không mất gì ngoài giống và công làm lại giảm được tiền mua khí gas đun nấu thức ăn cho người và lợn khoảng 4 triệu đồng/năm; phân bón hóa học dùng để bón cho ngò tàu 2 - 3 triệu đồng/năm.

Trên địa bàn xã Cẩm Yên hiện có 262 hộ có công trình xử lý chất thải bằng bể khí biogas, riêng xóm Yên Thành có 40 bể (chiến trên 60% số hộ chăn nuôi). 

Nhờ có công trình này, người dân càng mạnh dạn đầu tư để phát triển chăn nuôi nông hộ, tăng thu nhập cho gia đình.

Toàn xã hiện có 34 gia trại nuôi từ 30 con lợn trở lên, các hộ có nhu cầu lớn về xây dựng, lắp đặt bể biogas.

Ông Hà Huy Khôi, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Cẩm Xuyên cho rằng, nước thải từ bể biogas rất tốt cho cây trồng.

Các loại vi khuẩn có hại, trứng sâu, giun, sán đã bị tiêu diệt hết trong môi trường yếm khí, thiếu oxy; chất hữu cơ đã được phân hủy hoàn toàn.

 Vì vậy, sử dụng nước thải từ bể khí để tưới cho cây trồng là rất tốt, vừa giảm được lượng phân hóa học bón cho cây vừa giảm được sâu bệnh gây hại lại đảm bảo ATVSTP.

Hiện nay, tại Cẩm Xuyên, việc sử dụng nước thải từ bể biogas tưới cho cây trồng đã tương đối phổ biến.

Đó là các mô hình hiện cho năng suất cao như 2 ha màu ở xóm Na Lý (Cẩm Bình); 3 ha màu, ngò ở Cẩm Yên; 5 ha lúa tại Cẩm Thắng.


Có thể bạn quan tâm

"Vượt rào" đưa nhãn, vải sang Mỹ

Việc Bộ Nông nghiệp Mỹ và Úc cho phép Việt Nam xuất nhãn, vải vào những thị trường này là một điều hết sức đáng mừng.

04/05/2015
Mùa tiêu ở Lộc An (Bình Phước) Mùa tiêu ở Lộc An (Bình Phước)

Với gần 1.000 ha tiêu, trong đó 70% đã cho thu hoạch của xã dân tộc thiểu số biên giới Lộc An chiếm 1/4 diện tích tiêu Lộc Ninh và gần 10% diện tích của tỉnh Bình Phước. Hữu cơ hóa vườn để sản xuất tiêu sạch bền vững, những “vua” trồng tiêu ở Lộc An đã góp phần dẫn dắt giá cả tiêu Việt Nam trên thị trường quốc tế. Và mùa thu hoạch năm 2015, người trồng tiêu ở Lộc An vui hơn bởi giá bán luôn ở mức trên 200 ngàn đồng/kg (tiêu trên 500g/lít)...

28/04/2015
Tháo gỡ khó khăn cho người trồng cây thuốc lá Tháo gỡ khó khăn cho người trồng cây thuốc lá

Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam vừa phối hợp với Hiệp hội Nông dân Thuốc lá Thế giới tổ chức “Diễn đàn Hiệp hội Nông dân Thuốc lá Thế giới (ITGA) – Khu vực Châu Á”. Đại diện của 8 quốc gia trong khu vực châu Á đã có mặt và tham dự diễn đàn này.

28/04/2015
Mô hình trồng đậu phụng xen mì cho năng suất, hiệu quả cao Mô hình trồng đậu phụng xen mì cho năng suất, hiệu quả cao

Ngày 24.4, Hội Làm vườn tỉnh Bình Định phối hợp với UBND xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát) và xã Bình Tân (huyện Tây Sơn) tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình trồng đậu phụng thâm canh xen mì vụ Đông Xuân với sự tham gia của hàng trăm hộ nông dân tại địa phương.

28/04/2015
Nông dân khổ sở vì bí mất mùa, mất giá Nông dân khổ sở vì bí mất mùa, mất giá

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đa số người trồng bí tại làng Bung (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đều đến từ thị xã An Khê và huyện Đak Pơ. Họ phải thuê đất của người dân trong làng với giá từ 3 đến 8 triệu đồng/ha/vụ hoặc 3 triệu đồng/ha trong thời gian trên 2 năm. Hộ ít trồng 7 sào, hộ nhiều cũng trên 2 ha. Và việc trồng bí của họ cũng giống như 1 canh bạc, năm được, năm mất. Năm nay, ngoài một số ít hộ có lãi nhờ trồng sớm, còn lại đa số đều bị thua lỗ do bí vừa mất mùa, vừa mất giá.

28/04/2015