Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ASC

Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ASC
Ngày đăng: 10/07/2015

 I.  Vì sao nên áp dụng tiêu chuẩn ASC?

  • Khởi nguồn áp dụng ASC là do yêu cầu bắt buộc của thị trường nhằm đưa cá tra/basa ra khỏi danh sách đỏ của WWF (danh sách những loài động vật sắp tuyệt chủng).
  • Việc đạt chứng nhận ASC giúp lấy lại hình ảnh cá tra ở các thị trường tiêu thụ trên thế giới. Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao.
  • WWF (Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên) cam kết “phát triển thu nhập phụ trội “ cho sản phẩm ASC. Các sản phẩm dán nhãn ASC khi xuất khẩu sang thị trường Châu Âu đều có giá cao hơn ít nhất 15% so với sản phẩm cùng loại không dán nhãn ASC.
  • Xu hướng thị trường Châu Âu và các thị trường khác là: Chỉ tiêu thụ sản phẩm đạt chứng nhận ASC.

Kể từ cuối tháng 12-2012 đến nay, một số nhà bán lẻ tại bốn nước Đức, Hà Lan, Anh và Ý đã tạm ngưng nhập thêm cá tra philê từ các nhà nhập khẩu để chuẩn bị việc bán cá có chứng nhận ASC. Các chuyên gia dự đoán rằng: “Xu hướng này sẽ tiếp tục mở rộng ra các nước châu Âu và những thị trường khác”.

  • Ngoài ra, theo thỏa thuận hợp tác nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp cá tra sản xuất có trách nhiệm hơn với môi trường và xã hội để đạt được chứng nhận ASC giữa quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam và Hội Nghề cá Việt Nam năm 2010, các bên đã cam kết hỗ trợ để 50% sản phẩm các tra xuất khẩu đạt chứng nhận ASC đến năm 2015.
  • Áp dụng tiêu chuẩn ASC là cách nhằm hướng tới sự phát triển bền vững: giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội.
  • Góp phần thay đổi thói quen sản xuất, cách suy nghĩ của người nuôi và doanh nghiệp về sản xuất bền vững.
  • Trên bao bì sản phẩm có dán nhãn chứng nhận ASC giúp người tiêu dùng nhận biết đây là sản phẩm an toàn, có trách nhiệm về môi trường, xã hội và cam kết sử dụng sản phẩm lâu dài.
  • Chứng nhận ASC có giá trị lên tới 3 năm.


Có thể bạn quan tâm

Diện Tích Nuôi Tôm Thẻ Chiếm Hơn 60% Cơ Cấu Nuôi Trồng Diện Tích Nuôi Tôm Thẻ Chiếm Hơn 60% Cơ Cấu Nuôi Trồng

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, đến nay, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đã vượt gần 2.780ha, chiếm hơn 60% cơ cấu nuôi trồng thủy sản.

19/04/2014
Bắt Được Cua “Khủng” Nặng 2,15 Kg Bắt Được Cua “Khủng” Nặng 2,15 Kg

Ngày 15/4, khi tát ao nuôi tôm công nghiệp đã bỏ hoang từ 2 năm qua để chuẩn bị nuôi trở lại, ông Phan Văn Công, khóm 6, phường 6, TP Cà Mau bắt được con cua “khủng” nặng 2,15 kg trước sự bất ngờ của nhiều người trong khóm đến xem.

19/04/2014
Sóc Trăng Tập Trung Vốn Cho Vay Nuôi Tôm Sóc Trăng Tập Trung Vốn Cho Vay Nuôi Tôm

Theo ông Phạm Văn Khánh - Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh TX. Vĩnh Châu, thực hiện chỉ đạo của Ban Giám đốc Agribank Chi nhánh Sóc Trăng, từ đầu năm 2014 đến nay, chi nhánh luôn tập trung ưu tiên vốn đầu tư cho lĩnh vực nuôi tôm.

19/04/2014
Để Nuôi Trồng Thủy Sản Thêm Dấu Ấn Mới Để Nuôi Trồng Thủy Sản Thêm Dấu Ấn Mới

Cùng với những kết quả đạt được trong nuôi trồng thủy sản, hiện nay lĩnh vực này cũng còn nhiều khó khăn, thách thức như công tác thanh, kiểm tra giống còn bất cập, hệ thống thủy lợi nội vùng ít được quan tâm đầu tư cải tạo, nạo vét, môi trường nuôi đang suy giảm...

19/04/2014
Doanh Nghiệp Cần Chủ Động Kiểm Soát Dư Lượng Kháng Sinh Trong Tôm Xuất Khẩu Doanh Nghiệp Cần Chủ Động Kiểm Soát Dư Lượng Kháng Sinh Trong Tôm Xuất Khẩu

Các doanh nghiệp xuất khẩu (XK) tôm sang 2 thị trường EU và Nhật Bản cần kiểm soát chặt dư lượng kháng sinh Oxytetracycline trước khi XK để tránh bị trả về.

19/04/2014