Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ASC

Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ASC
Ngày đăng: 10/07/2015

 I.  Vì sao nên áp dụng tiêu chuẩn ASC?

  • Khởi nguồn áp dụng ASC là do yêu cầu bắt buộc của thị trường nhằm đưa cá tra/basa ra khỏi danh sách đỏ của WWF (danh sách những loài động vật sắp tuyệt chủng).
  • Việc đạt chứng nhận ASC giúp lấy lại hình ảnh cá tra ở các thị trường tiêu thụ trên thế giới. Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao.
  • WWF (Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên) cam kết “phát triển thu nhập phụ trội “ cho sản phẩm ASC. Các sản phẩm dán nhãn ASC khi xuất khẩu sang thị trường Châu Âu đều có giá cao hơn ít nhất 15% so với sản phẩm cùng loại không dán nhãn ASC.
  • Xu hướng thị trường Châu Âu và các thị trường khác là: Chỉ tiêu thụ sản phẩm đạt chứng nhận ASC.

Kể từ cuối tháng 12-2012 đến nay, một số nhà bán lẻ tại bốn nước Đức, Hà Lan, Anh và Ý đã tạm ngưng nhập thêm cá tra philê từ các nhà nhập khẩu để chuẩn bị việc bán cá có chứng nhận ASC. Các chuyên gia dự đoán rằng: “Xu hướng này sẽ tiếp tục mở rộng ra các nước châu Âu và những thị trường khác”.

  • Ngoài ra, theo thỏa thuận hợp tác nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp cá tra sản xuất có trách nhiệm hơn với môi trường và xã hội để đạt được chứng nhận ASC giữa quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam và Hội Nghề cá Việt Nam năm 2010, các bên đã cam kết hỗ trợ để 50% sản phẩm các tra xuất khẩu đạt chứng nhận ASC đến năm 2015.
  • Áp dụng tiêu chuẩn ASC là cách nhằm hướng tới sự phát triển bền vững: giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội.
  • Góp phần thay đổi thói quen sản xuất, cách suy nghĩ của người nuôi và doanh nghiệp về sản xuất bền vững.
  • Trên bao bì sản phẩm có dán nhãn chứng nhận ASC giúp người tiêu dùng nhận biết đây là sản phẩm an toàn, có trách nhiệm về môi trường, xã hội và cam kết sử dụng sản phẩm lâu dài.
  • Chứng nhận ASC có giá trị lên tới 3 năm.


Có thể bạn quan tâm

Khánh Hải (Ninh Thuận) Đánh Bắt Cá Cào Nặng 200 Kg Khánh Hải (Ninh Thuận) Đánh Bắt Cá Cào Nặng 200 Kg

Ngày 5 - 10, tại bến cá Lăng Tô, ngư dân thị trấn Khánh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đánh bắt được một con cá Cào dài 2 m, nặng khoảng 200 kg. Đây là tín hiệu phấn khởi cho ngư dân địa phương hứa hẹn một mùa biển bội thu.

07/10/2014
Chất Lượng Hải Sản Sau Thu Hoạch Nút Thắt Ở Khâu Bảo Quản Chất Lượng Hải Sản Sau Thu Hoạch Nút Thắt Ở Khâu Bảo Quản

Theo thống kê, trữ lượng cá ở vùng biển Khánh Hòa khoảng 116.000 tấn, hàng năm cho phép khai thác hơn 70.000 tấn. Tuy nhiên, sản lượng hải sản đưa vào chế biến, xuất khẩu của tỉnh chỉ khoảng 50%. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng hải sản sau thu hoạch không cao.

07/10/2014
Đổi Đời Nhờ Dế Đổi Đời Nhờ Dế

Nằm giữa cánh đồng lúa xanh mơn mởn thuộc xóm Chay - quê hương của mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ - là 6 trại nuôi dế vàng của anh Nguyễn Văn Hưng (40 tuổi, ngụ thôn Thanh Quýt 3, xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).

07/10/2014
Vịt Ta Giảm Giá Mạnh Vịt Ta Giảm Giá Mạnh

Tại nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố như: Ô Môn, Thới Lai, Cờ Đỏ… hiện vịt ta loại đẹp (vịt lông trắng) được nhiều hộ chăn nuôi vịt bán cho thương lái chỉ còn ở mức 34.000 - 35.000 đồng/kg, vịt ta loại thông thường (vịt lông đen, lông xám…) có giá 30.000 - 33.000 đồng/kg. Giá vịt ta giảm chủ yếu do lượng vịt tới lứa xuất bán trong dân đang tăng mạnh.

07/10/2014
Phát Triển Ngành Chăn Nuôi Đòi Hỏi Sự Chủ Động Về Nguồn Thức Ăn Phát Triển Ngành Chăn Nuôi Đòi Hỏi Sự Chủ Động Về Nguồn Thức Ăn

Hầu hết các loại thức ăn chăn nuôi đều phải nhập khẩu, khiến cho giá đầu vào của Việt Nam luôn cao hơn 10 - 20% so với các nước khác. Để giảm chi phí đầu vào, các trang trại chăn nuôi lớn đang áp dụng biện pháp tự phối trộn thức ăn, song trong quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn…

07/10/2014