Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lợi Ích Kép Từ Xử Lý Rơm Rạ Sau Thu Hoạch

Lợi Ích Kép Từ Xử Lý Rơm Rạ Sau Thu Hoạch
Ngày đăng: 23/06/2012

Một trong những nguyên nhân khiến năng suất lúa còn thấp là do thói quen sạ (cấy) khi gốc rạ dưới ruộng chưa hoại mục, gây ngộ độc cho đất, để lại nguồn sâu bệnh từ vụ trước. Mặt khác, khi đời sống người nông dân được nâng cao thì rơm, rạ đã ít được tận dụng làm chất đốt trong sinh hoạt, thức ăn cho gia súc hay chất độn chuồng và thường được bà con nông dân đốt trực tiếp ngay trên đồng ruộng.

Cán bộ Trung tâm kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng đất và vật tư nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc hướng dẫn nông dân ủ phân bằng chế phẩm sinh học.

Vấn đề xử lý rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch trước đây tưởng như đơn giản nhưng trên thực tế lại chưa có biện pháp hữu hiệu. Hiện nay, dựa trên ứng dụng công nghệ vi sinh để xử lý nhanh rơm rạ trên đồng ruộng nhằm tạo nguồn phân bón hữu cơ từ rơm rạ bón trả lại cho ruộng lúa, giảm chi phí phân bón hóa học góp phần nâng cao dinh dưỡng đất, giảm chi phí đầu tư và giảm thiểu ô nhiễm môi trường được Trung tâm kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng đất và vật tư nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc ứng dụng đã mở ra một hướng đi bền vững trong sản xuất nông nghiệp.

Dễ làm, hiệu quả

Vụ mùa năm nay, trên cánh đồng xã Yên Phương (Yên Lạc), Kim Long (Tam Dương), Kim Xá (Vĩnh Tường), Tam Sơn (Sông Lô)… lần đầu tiên bà con nông dân được làm quen với chế phẩm sinh học mới Bio-decomposer nhằm xử lý rơm rạ tạo nguồn phân bón hữu cơ tại chỗ và góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Bio-decompoesr là chế phẩm sinh học bao gồm một tập hợp các vi sinh vật có ích đã được chọn lọc thử nghiệm hoạt tính. Các vi sinh vật có mặt trong Bio-decompoesr gồm các chủng nấm có lợi, vi khuẩn và xạ khuẩn, chúng tạo ra các loại enzymes như: cenluloza, amylaza, hemcellulaza, lignin và proteaza…giúp phân giải nhanh các chất hữu cơ khó hấp thụ như: rơm rạ, trấu, mùn cưa, lá cây, các phụ phẩm nông nghiệp, xác động vật, phân động vật, rác…bằng quá trình ủ cho lên men để tạo phân hữu cơ thành dạng dễ hấp thụ cho cây trồng, rút ngắn thời gian ủ phân. Quy trình kỹ thuật xử lý rơm rạ rất đơn giản giúp tất cả bà con nông dân đều có thể thực hiện được. Đối với sản xuất phân hữu cơ thì: pha chế phẩm Bio-decompoesr theo tỷ lệ 200g h

oặc ml/20 lít nước, sau đó phun đều lên các vật liệu hữu cơ (rơm rạ, trấu, mùn cưa, lá cây, các phụ phẩm nông nghiệp, xác động vật, rác…). 20 lít nước cho 1 tấn nguyên liệu, nếu nguyên liệu quá khô thì trước khi phun cần làm ẩm. Sau đó, cứ 7 ngày đảo đống ủ một lần cho đến khi nó trở nên hoàn toàn hoại mục ta thu được phân hữu cơ. Đối với rơm rạ trên đồng ruộng thì: sử dụng 200g hoặc ml Bio-decompesr cho diện tích 1600 m2 đồng lúa đã thu hoạch và cho máy chạy để gốc rạ dập. Sau đó pha 20g - 40g hoặc ml chế phẩm với 60 - 80 lít nước và phun đều trên mặt ruộng (ruộng có nước với mực nước khoảng 3cm). Sau 7 ngày phun chế phẩm, bà con có thể gieo cấy cho mùa vụ mới. Đối với rơm ủ theo đống thì: thực hành ủ làm 4 lớp để phun chế phẩm sinh học như sau: dải các chất thải thực vật (rơm rạ, lá cây…) đã được làm ẩm, sau đó phủ một ít phân động vật, đạm ure, vôi lên và phun chế phẩm đã pha vào (tỷ lệ là 50g hoặc ml/5 lít nước. Tương tự như vậy tạo đống ủ thành 4 lớp chồng lên nhau, sau đó giữ ẩm cho đống ủ bằng cách phu

n nước (bằng bình bơm) hàng ngày, sau 15 ngày đảo đống ủ một lần và sau 30 - 45 ngày có thể thu sản phẩm phân ủ để bón cho cây trồng.

Sớm nhân rộng

Vĩnh Phúc hiện nay có khoảng trên 50 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó diện tích đất trồng lúa chiếm khoảng 35 nghìn ha và hàng năm lượng rơm rạ sau thu hoạch khoảng 250 nghìn tấn. Đây là một nguồn nguyên liệu quý nếu biết cách xử lý để sử dụng hợp lý làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp. Song hiện nay có khoảng 80% lượng rơm rạ sau thu hoạch được nông dân đốt hủy hoặc thả xuống dòng chảy gây ô nhiễm môi trường, phá hủy các công trình công cộng, hạn chế tầm nhìn gây mất an toàn giao thông, đặc biệt gây mất cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng. Thời gian qua, tại các địa phương như Yên Phương, Kim Xá, Kim Long… bà con nhân dân đều rất phấn khởi khi được tận mắt chứng kiến cách làm và thấy được lợi ích kép của việc xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm Bio-decomposer. Phương pháp xử lý rơm rạ dư thừa sau thu hoạch bằng chế phẩm sinh học thành phân bón hữu cơ là phương pháp tiết kiệm được nguồn rác thải, công làm đất và đặc biệt giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, tạo nền sản xuất nôn
g nghiệp bền vững, cần sớm được nhân rộng trên địa bàn tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Trái Cây Giảm Giá Trái Cây Giảm Giá

Do nguồn cung tăng, giá bán lẻ nhiều loại trái cây như: cam, quýt, bưởi, mận, xoài, nho… hiện giảm 3.000- 10.000 đồng/kg so với tháng trước.

19/11/2013
Ngư Dân Trúng Cá Mè Ngư Dân Trúng Cá Mè

Những ngày qua, hồ thủy lợi Phú Ninh xả lũ, cá mè theo dòng nước ra sông nên ngư dân các xã Tam Phú, phường Hòa Hương (TP.Tam Kỳ), Núi Thành (Quảng Nam) được mùa đánh bắt.

20/11/2013
Nuôi Trồng Thủy Sản Trong Mùa Mưa Bão Nuôi Trồng Thủy Sản Trong Mùa Mưa Bão

Do ảnh hưởng của các đợt mưa lụt mới đây, nhiều hộ nuôi tôm, cua… tại phường Ninh Hà (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã rơi vào cảnh trắng tay. Ngành chức năng đã khuyến cáo không tiếp tục thả nuôi trong thời gian mưa bão, nhưng với hy vọng mong manh rằng thời tiết sẽ thuận nên người nuôi đã phải gánh chịu thiệt hại.

20/11/2013
Manh Nha Mô Hình Nuôi Động Vật Hoang Dã Manh Nha Mô Hình Nuôi Động Vật Hoang Dã

Nói về mô hình nuôi động vật hoang dã, ông Nguyễn Tấn Lực, Trưởng phòng Kinh tế huyện Dầu Tiếng (Bình Dương), nhận định: Các mô hình này rất có tiềm năng, phù hợp với tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM) cũng như chương trình phát triển nông nghiệp đô thị, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ dân trên địa bàn huyện, nhất là tại các xã xây dựng NTM trong tương lai…

20/11/2013
90% Diện Tích Lúa Được Thu Hoạch Bằng Máy 90% Diện Tích Lúa Được Thu Hoạch Bằng Máy

Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp phát triển góp phần tăng diện tích trồng lúa hàng năm của An Giang trên 600.000 héc-ta, đạt sản lượng gần 4 triệu tấn.

20/11/2013