Lợi Ích Kép Từ Hầm Khí Sinh Học

Dự án hỗ trợ xây dựng hầm khí sinh học ở các hộ trang trại chăn nuôi đã giúp ND tại xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) giảm chi phí, cải thiện môi trường theo hướng sản xuất bền vững...
Dự án do Trung tâm Môi trường nông thôn (T.Ư Hội NDVN), Hội ND tỉnh Phú Thọ thực hiện.
Xoay xở với chất thải
Chăn nuôi (phần lớn là nuôi lợn) đã chiếm tới phân nửa cơ cấu thu nhập của các hộ dân trong xã Võ Miếu. Hà Biên là xóm có phong trào chăn nuôi lợn của xã Võ Miếu. Anh Phạm Hữu Cầu - một hộ dân trong thôn cho hay, trước đây phong trào chăn nuôi khởi phát, nhà nào cũng tưởng phân lợn, nước thải sẽ không gây ô nhiễm bởi có bao nhiêu đem bón ruộng hết.
Về sau, mùi hôi thối từ nguồn chất thải trong chăn nuôi khiến ngay các chủ hộ cũng phải khó chịu. Dù xoay xở kiểu gì vẫn có mùi hôi, thối, môi trường ô nhiễm. Nhiều gia đình bắt đầu tìm cách khắc phục. Trong thôn, ngoài xã lác đác đã có những hộ bỏ tiền đầu tư xây bể khí sinh học (hầm biogas). Rồi số hộ có hầm khí sinh học lên tới vài chục. Đó là những hộ có điều kiện kinh tế khá.
Năm 2012, T.Ư Hội NDVN, Hội ND tỉnh Phú Thọ triển khai Dự án Hỗ trợ xây dựng hầm khí sinh học ở các hộ trang trại chăn nuôi với cơ chế "Nhà nước và nhân dân cùng làm", anh Cầu là người đăng ký đầu tiên. "Nhà tôi thường xuyên nuôi 10-20 lợn thịt/lứa và duy trì 1 lợn nái. Làm hầm biogas, T.Ư Hội NDVN hỗ trợ 4 triệu đồng, gia đình tôi bỏ thêm gần 10 triệu đồng nữa để hoàn thiện. 9 ngày sau khi đưa vào sử dụng đã có gas đun nấu, thắp sáng thoải mái" - anh Cầu chia sẻ.
Giảm chi phí, môi trường sạch
Gia đình anh Trần Nho Đính - Chi hội trưởng chi hội thôn Hà Biên lúc nào cũng duy trì đàn lợn thịt xấp xỉ 50 con và 3 lợn nái sinh sản. Mỗi năm, anh Đính xuất chuồng 4-5 tấn lợn thịt, 8 lứa lợn giống. Như các hộ khác trong xã Võ Miếu, chăn nuôi lợn luôn chiếm một nửa thu nhập của gia đình anh Đính. Anh thổ lộ: "Trong nhà có lương thực, dù thế nào, chúng tôi vẫn duy trì chăn nuôi. Có hầm biogas, hộ chăn nuôi đỡ được 2 cái; giảm chi phí và sạch nhà, sạch hàng xóm".
Hộ ông Hà Văn Tân, xóm Bần 2 chỉ nuôi ở mức 15 lợn thịt/lứa, nhưng hầm biogas không chỉ giải quyết ô nhiễm môi trường mà còn giúp gia đình tiết kiệm được khoản chi tiêu từ chất đốt, điện thắp sáng. "Trước kia chưa có hầm biogas, nhà tôi phải trả 500.000-600.000 đồng tiền điện/tháng. Giờ tiền điện mỗi tháng chỉ còn hơn 300.000 đồng. Nhờ đun khí gas nên gia đình còn giảm được 100.000 đồng tiền chất đốt" - ông Tân phân tích.
Ông Trần Xuân Nhường - Chủ tịch Hội ND xã Võ Miếu cho hay, qua mô hình hầm khí sinh học do T.Ư Hội NDVN hỗ trợ, địa phương tuyên truyền, vận động thêm những hộ khác đầu tư xây dựng thêm...
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm này nhiều người trồng cà chua Pháp lai TOMATO F1 MONGAL (T-11) ở thôn Tê Chử, xã Đồng Thái (huyện An Dương, Hải Phòng) đứng ngồi không yên do trước đó, nhiều ruộng cà đang trồng xanh tươi bỗng héo rũ, xoăn ngọn, vàng lá, chết hàng loạt. Bà con cộng thêm lo lắng khi chưa xác định được nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.

Vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã hỗ trợ 500 cây hồi giống, được tuyển chọn từ những cây trội, có nguồn gốc từ Lạng Sơn để trồng khảo nghiệm tại thị trấn Mường Khương và xã Tả Gia Khâu (huyện Mường Khương).

Vụ mùa năm 2014, tham gia mô hình trồng lúa xen hoa và sử dụng các hoạt chất sinh học, gia đình bà Phạm Thị Phu (khu 1, phường Yên Hải) đã gieo thẳng giống lúa Thiên ưu 08 trên diện tích 2 sào canh tác, kết hợp trồng hoa trên bờ ruộng lúa.

Ngay từ đầu tháng 9 (dương lịch), ở Hòa Bình khi những quả cam CS1 (lòng vàng) bắt đầu chín, giá cam được lái thương thu mua cao hơn hẳn mọi năm. Đây là dấu hiệu một mùa cam bội thu giá. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức với người trồng cam khi xuất hiện cam Trung quốc trên thị trường ngay từ đầu vụ.

Một vùng đất sỏi pha cát cằn cỗi trong mùa khô và úng nước mùa mưa đã hình thành vùng chuyên canh hàng trăm héc ta nhãn trĩu quả. Trái đẹp, cơm dày, giòn và thơm ngọt, Thanh Lương đang thực hiện lộ trình xây dựng thương hiệu cho nhãn tiêu da bò ấp Thanh Bình, Thanh An.