Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lợi Ích Kép Từ Bảo Vệ Rừng Kết Hợp Nuôi Thủy Sản

Lợi Ích Kép Từ Bảo Vệ Rừng Kết Hợp Nuôi Thủy Sản
Ngày đăng: 15/05/2012

Anh Quách Phi Long, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, được giao 3 ha rừng. Anh thả nuôi 1,5 tấn ốc len, sau 7 tháng cho thu hoạch gần 2 tấn ốc. Giá thương lái thu mua tại vùng nuôi là 60.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí đầu tư, anh Long thu lãi gần 50 triệu đồng.

Theo tính toán của các hộ nuôi ốc len, cứ thả nuôi 1 tấn ốc len giống, sau 7 tháng cho sản lượng từ 1,2-1,5 tấn. Như vậy, bình quân mỗi héc-ta rừng, hộ nuôi ốc len thu lãi từ 10-12 triệu đồng. Hộ thả nuôi 10 ha sẽ có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Ngoài ra, người dân còn khai thác nguồn lợi thủy sản như: ba khía, cá kèo sinh sản tự nhiên dưới tán rừng phòng hộ.

Thu hoạch ốc len dưới tán rừng

Mô hình nuôi ốc len thí điểm ở rừng phòng hộ không chỉ tạo việc làm, cải thiện cuộc sống, xóa đói giảm nghèo cho các hộ dân mà còn giảm áp lực từ nạn chặt phá cây rừng trái phép. Trong khi lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ rừng còn mỏng thì những hộ dân được giao đất, giao rừng nuôi thủy sản còn có trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ từng cây mắm, cây đước.

Anh Nguyễn Văn Công, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, người được giao 10 ha đất rừng nuôi ốc len, chia sẻ, rằng các cư dân ở đây đều phải chấp hành nghiêm việc quản lý, bảo vệ rừng. Hằng ngày mỗi người đều có trách nhiệm đi kiểm tra vài lượt, nếu phát hiện có người chặt phá cây rừng trái phép thì lập tức ngăn cản hoặc báo ngay với Hạt kiểm lâm để xử lý.

Huyện Phú Tân có bờ biển dài 37 km, chạy dài từ địa phận xã Phú Tân, Tân Hải, thị trấn Cái Đôi Vàm đến xã Nguyễn Việt Khái với hơn 3.000 ha rừng phòng hộ. Hằng năm, diện tích rừng nơi đây bị thu hẹp dần do nạn chặt phá cây rừng trái phép. 

Trước thực trạng trên, Sở NN&PTNT chỉ đạo Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ biển Tây và Ban Quản lý rừng phòng hộ Sào Lưới giao 170 ha rừng cho 19 hộ dân thực hiện thí điểm mô hình quản lý, bảo vệ rừng kết hợp với nuôi thủy sản, chủ yếu là nuôi ốc len dưới tán rừng.

Việc bảo vệ rừng kết hợp với nuôi thủy sản dưới tán rừng được xem là mô hình "2 trong 1", mang lại hiệu quả thiết thực, cải thiện đáng kể đời sống của cư dân vùng biển./.

Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Tôm Trong Ruộng Lúa Phát Triển Mạnh Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Mô Hình Nuôi Tôm Trong Ruộng Lúa Phát Triển Mạnh Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Do phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, tiết giảm chi phí sản xuất, hiệu quả kinh tế cao nên những năm gần đây, mô hình kết hợp tôm - lúa phát triển khá mạnh tại các tỉnh, thành ven biển vùng ĐBSCL.

09/02/2014
Đi Đầu Và Làm Lớn Đi Đầu Và Làm Lớn

Cả gan đi đầu và làm lớn, nhưng ông Bùi Ngọc Liêm lại chưa từng nếm mùi thất bại trong sản xuất- kinh doanh. Ngạc nhiên với điều này nên mặc dù trời rét đậm, mưa phùn dày hạt, chúng tôi vẫn nằng nặc bảo ông Liêm đưa ra ao tôm để mục sở thị điều ông nói: “Làm giàu không khó!”.

09/02/2014
Làng Biển Sắp Lên Hàng Tỷ Phú Làng Biển Sắp Lên Hàng Tỷ Phú

Bây giờ, về làng biển Hải Ninh (huyện Quảng Ninh - Quảng Bình) cứ nghe xôn xao chuyện nuôi tôm trên cát. Ba năm trở lại đây, ai mất mùa cứ mất mùa, riêng người dân biển Hải Ninh nuôi tôm cứ thu nhập tiền tỷ đều.

09/02/2014
Còn Nhiều Cơ Hội Để Tăng Xuất Khẩu Thủy Sản Còn Nhiều Cơ Hội Để Tăng Xuất Khẩu Thủy Sản

Ông Hòe đã trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online xung quanh vấn đề này trước thềm năm 2014. Ngoài cơ hội, ông cũng lưu ý về những nguy cơ mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu sản phẩm của họ theo đường tiều ngạch.

09/02/2014
Năm Thắng Lợi Của Xuất Khẩu Tôm Năm Thắng Lợi Của Xuất Khẩu Tôm

Năm 2013 Sóc Trăng đạt sản lượng 44.000 tấn tôm, cao gấp 3 lần so với năm 2011. Kết quả này đã đóng góp tích cực vào con số 2,8 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước. Chỉ tính riêng 2 nhà máy tại Khu công nghiệp An Nghiệp, giá trị xuất khẩu đã đạt 170 triệu USD.

09/02/2014