Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Loay Hoay…rau Sạch

Loay Hoay…rau Sạch
Ngày đăng: 13/03/2012

Món ăn không thể thiếu

Câu nói “Cơm không rau như đau không thuốc” đã cho thấy nhu cầu sử dụng rau trong bữa ăn hằng ngày còn phổ biến hơn cả thịt, cá… nhưng trên thực tế, hầu hết người tiêu dùng đang ăn phải các loại rau không an toàn vệ sinh thực phẩm. 
Vì vậy rau an toàn đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội trong vài năm trở lại đây, bởi thực trạng đáng báo động về vệ sinh an toàn thực phẩm và những tác hại của rau không an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng.

Cuộc điều tra về rau an toàn với người tiêu dùng tại Hà Nội trong tháng 11/2011 vừa qua đã cho thấy: 90% người tiêu dùng tại đánh giá rau là loại thực phẩm quan trọng nhất, 10% còn lại dành cho hoa quả, thịt cá, thực phẩm chế biến, đóng gói sẵn và các sản phẩm từ sữa. Điều này cho thấy dù có nhiều cố gắng đầu tư của nhà nước nhưng thực tế sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Hà Nội còn nhiều bất cập. Hà Nộimỗi ngày đã tiêu thụ hàng ngàn tấn rau, nhưng lượng rau sạch cung cấp cho thị trường này chỉ như muối bỏ biển. Nên chuyện rau sạch hay không sạch là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mỗi người. 
Tại sao rau sạch chưa hấp dẫn 
Giá bán của rau an toàn, rau hữu cơ cũng cao hơn so với giá rau thông thường và cũng là trở ngại trong việc tiêu thụ rau nhưng đây không phải là trở ngại hàng đầu. Người tiêu dùng vẫn chấp nhận mua rau an toàn với mức giá cao hơn từ 20% - 30%. Điểm thuận lợi là mức giá của rau an toàn tương đối ổn định so với thị trường. Nhưng để rau sạch đến với người tiêu dùng là điều không dễ dàng. Tại cửa hàng rau sạch 58 Vạn Kiếp (thuộc dự án rau an toàn - rau hữu cơ), chị Linh (Hồng Hà – Hai Bà Trưng) cho hay: “Hiện nay vấn đề ngộ độc thực phẩm đáng báo độc, để an toàn cho gia đình nên tôi thường ra đây mua rau vì tin tưởng của hàng này được cấp giấy chứng nhận về rau sạch, nhưng rau sạch vẫn chưa đa dạng về chủng loại thường tập trung ở các loại rau thông dụng như cà chua, rau cải, bắp cải… nếu đa dạng thì thuận tiện cho người tiêu dùng”. Cùng chung suy nghĩ với chị Linh là chị Nga (Bạch Đằng) cũng cho rằng rau chưa đa dạng, nhanh héo không để được lâu so với rau ngoài chợ.  
Giải đáp thắc mắc của người tiêu dùng chủ cửa hàng rau này cũng cho hay: Nguyên nhân rau không giữ được vẻ mượt mà như rau ngoài chợ do các yếu tố: Không dùng thuốc bảo vệ thực vật, dễ chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên nên rau an toàn, rau hữu cơ cũng chóng héo không để được lâu. Bên cạnh đó nhiều người tiêu dùng vẫn nghi ngờ về xuất xứ của rau an toàn. Nhiều người tiêu dùng chưa tin vào chất lượng rau hiện nay trên thị trường, nhiều cửa hàng rau an toàn treo biển bán rau an toàn nhưng rau lại không rõ nguồn gốc. 
Khuyến cáo của các chuyên gia  
Trong nhiều cuộc hội thảo về an toàn thực phẩm , PGS.TS Trần Đáng, nguyên cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) từng khuyến cáo, người tiêu dùng trong việc lựa chọn mua rau bằng những kinh nghiệm như sau: Nhìn không thấy dính “chất lạ” như các vết lấm tấm hoặc vết trắng vì có nhiều loại rau quả không an toàn còn dính cả chất bảo vệ thực vật trên cuống lá, núm quả…; mùi thì ngửi không thấy mùi hắc, mùi hóa chất bảo vệ thực vật. Nên đến những cửa hàng rau an toàn, được cấp giấy chứng nhận.

Ngoài ra ông Trần Đáng còn lưu ý thêm về cách rửa rau như phải nhặt lá kỹ, ngâm trong chậu ngập tràn nước từ 10 - 15 phút, rửa lại dưới vòi nước, ngoài ra cũng có thể ngâm thuốc tím…

 Một số nhà chuyên môn cho rằng, việc ngâm nước muối, thậm chí là nước rửa rau bán trên thị trường cũng không thể hoàn toàn đảm bảo rau bẩn trở thành rau sạch. Việc ngâm rau trong nước muối nhạt cũng chỉ có thể làm sạch một số vi sinh vật, còn các loại tạp chất, thuốc trừ sâu thì khó loại trừ bằng phương pháp này. Kinh nghiệm được áp dụng khá hiệu quả là rửa kỹ dưới vòi nước chảy mạnh rồi cho vào máy khử độc bằng khí ozon. 
Nhiều người tiêu dùng khi mua rau vẫn yêu cầu rau phải xanh, mượt, nõn nà. Đây chính là những điều kiện để rau không an toàn có đất tồn tại và phát triển, vì rau muốn xanh mướt người trồng phải sử dụng thuốc trừ sâu hoặc hóa chất bảo vệ thực vật. 
Theo các chuyên gia về nông nghiệp thì đừng có chê rau có sâu, hoặc nhìn không đẹp, chính đó mới là loại rau an toàn hơn. Còn bó rau nào nhìn to mà cầm lên thấy nhẹ, lá rau thì xanh mướt, hay rau muống trắng nõn là chắc chắn đã dùng thuốc trừ sâu, hóa chất kích thích tăng trưởng.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh Đạo Ôn Bùng Phát Gây Hại 60,5ha Bệnh Đạo Ôn Bùng Phát Gây Hại 60,5ha

Vì vậy nếu không có biện pháp tổ chức phòng trừ kịp thời thì bệnh đạo ôn sẽ phát triển mạnh, gây cháy cục bộ và tấn công sang cổ lá, cổ bông làm hạt lúa lép lửng, giảm năng suất. Do đó, đối với những địa phương đã xuất hiện bệnh đạo ôn gây hại nặng như các xã Xuân Phước, Xuân Sơn Nam (huyện Đồng Xuân), An Nghiệp (huyện Tuy An) cần nhanh chóng tổ chức cho nông dân phun trừ những diện tích bị hại.

14/02/2015
Giá Atisô Đà Lạt Giảm Đáng Kể Giá Atisô Đà Lạt Giảm Đáng Kể

Ngày 12/2, giá atisô tại chợ Đà Lạt loại hoa tươi chỉ còn 30.000 đồng/kg; trong khi, cách nay hơn nửa năm, giá này là 300.000 đồng; có lúc, giá này tăng lên đến 350.000 đồng (khoảng tháng 8/2014) - tăng gấp 7 lần so với cuối năm 2013. Tuy nhiên, trong gần nửa năm gần đây, giá atisô Đà Lạt giảm dần khiến nhiều nhà vườn lo ngại tình trạng chặt bỏ vườn atisô có khả năng tái diễn như cách nay hơn hai năm.

14/02/2015
Trang Trại Chuối Laba Điền Công Tâm Trang Trại Chuối Laba Điền Công Tâm

Trang trại chuối Laba Đà Lạt Điền Công Tâm là ý tưởng và tâm huyết chung của ba ông Điền, Công, Tâm - cũng là những người bạn thân thiết của nhau. Đây là trang trại chuyên canh chuối khép kín từ khâu sản xuất cây giống, đến trồng chuối thương phẩm, bắt đầu từ năm 2013, trên diện tích 50ha tại thôn 8, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh.

14/02/2015
Giải Pháp Cho Thương Hiệu Thanh Long Bình Thuận Giải Pháp Cho Thương Hiệu Thanh Long Bình Thuận

Điều mọi người đều dễ nhận thấy là việc xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển thanh long còn lúng túng, diện tích cây thanh long tăng quá nhanh một cách tự phát do lợi nhuận cao. Theo kế hoạch mấy năm trước đây, diện tích cây thanh long đến năm 2015 là 15 nghìn ha, nhưng đến nay con số đã xấp xỉ 30 nghìn ha.

14/02/2015
Mô Hình Nuôi Cá Lồng Ở Chiềng Hoa (Mường La, Sơn La) Mô Hình Nuôi Cá Lồng Ở Chiềng Hoa (Mường La, Sơn La)

Tuy nhiên bà con luôn lo lắng về bệnh dịch vì năm nào cũng xảy ra dịch bệnh viêm ruột, trùng quả dưa, đốm đỏ... làm cá chết hàng loạt. Trong khi đó, bà con chủ yếu nuôi cá theo kinh nghiệm, chưa có phương pháp phòng trừ, việc chữa trị còn lúng túng, gây thiệt hại lớn đến kinh tế của các hộ nuôi...

25/02/2015