Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Loạn thương hiệu thực phẩm sạch

Loạn thương hiệu thực phẩm sạch
Ngày đăng: 10/10/2015

Trào lưu kinh doanh thực phẩm “sạch”

Với quảng cáo “nhận cung cấp rau, củ quả sạch theo mùa” do gia đình có trang trại ở huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng ngày, chị Trần Thị Nhung, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội thuê một chuyến xe chở các loại rau từ trang trại về trung tâm Hà Nội bán cho anh em, bạn bè.

Do đã quen biết nhau nên người mua thực phẩm do chị Nhung cung cấp hoàn toàn cảm thấy yên tâm về nguồn gốc, xuất xứ cũng như chất lượng.

Với mác thực phẩm “sạch”, lại mất công vận chuyển từ Ba Vì về trung tâm Hà Nội nên giá các loại thực phẩm do chị Nhung cung cấp thường cao hơn gấp đôi so với giá chung thị trường.

Tuy nhiên, dường như đó không phải là điều người tiêu dùng quan tâm. Chị Nhung chia sẻ: “Chỉ cần được đảm bảo về nguồn gốc cũng như độ an toàn của các loại thực phẩm, khách hàng của tôi sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn để mua”.

Từ chỗ người này tin tưởng lại giới thiệu cho người khác mua nên công việc kinh doanh qua mạng của chị Nhung khá bận rộn.

Nhận thấy nhu cầu đối với thực phẩm “sạch” của người tiêu dùng ngày càng cao nên sau khi chỉ nhận cung cấp thông qua mạng xã hội, chị Nguyễn Thanh Hằng, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội đã quyết định mở một cửa hàng kinh doanh thực phẩm “sạch” tại gia.

Theo như chị Hằng quảng cáo thì đây đều là những thực phẩm được chị nhập từ người quen, bạn bè thân thiết ở các tỉnh chuyển về Hà Nội nên có thể hoàn toàn yên tâm với nguồn gốc, độ an toàn.

Do phải làm việc cơ quan trong giờ hành chính nên chị Hằng thuê hẳn một nhân viên trông coi, bán hàng tại quán, một nhân viên chuyên đi chuyển các đơn hàng.

Mặc dù giá của các loại thực phẩm “sạch” tại cửa hàng chị Hằng không hề rẻ, đắt gấp đôi, thậm chí gấp ba so với thị trường nhưng cửa hàng khá đông khách.

Theo chị Hằng tiết lộ, ngoài đủ tiền trả lương cho nhân viên, mỗi tháng, số tiền lãi chị thu về từ cửa hàng thực phẩm sạch cũng lên đến gần chục triệu đồng.

Tự gắn mác, không ai kiểm tra, giám sát quy trình sản xuất

Hiện nay, các loại thực phẩm gắn mác “sạch” được rao bán thông qua mạng xã hội từ cây rau, hoa quả cho đến thịt lợn, thịt gà, thậm chí cả hải sản đang trở nên sôi động.

Trước những thông tin về việc rau củ quả tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thịt lợn có chứa chất tăng trọng, gà “thải loại” nhập lậu qua biên giới… không tìm mua thực phẩm trôi nổi trên thị trường, nhiều người đã tìm đến “chợ” mua thực phẩm mới này với hy vọng đây thực sự là những mặt hàng đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn phải có chứng nhận.

Và trong cơn “khát” thực phẩm sạch, lo sợ bệnh tật từ việc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, người tiêu dùng đã tìm đến các quảng cáo này như một lẽ đương nhiên.

Nhưng người tiêu dùng có tận mắt chứng kiến những nơi này sản xuất, sơ chế rau, thực phẩm đâu mà lại tin họ khẳng định là “sạch”.

Đặc biệt, những nơi đó có được cấp giấy chứng nhận sản xuất rau, thực phẩm an toàn hay không? Trong quá trình sản xuất, chế biến có cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát hay không?

Hàng loạt câu hỏi đang bỏ ngỏ, nhưng người tiêu dùng vẫn mua dựa trên niềm tin với người bán.

Liên quan đến khái niệm rau “sạch” đang nhan nhản trên thị trường hiện nay, theo cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội thì đó là do người kinh doanh, sản xuất tự đặt ra và trên thực tế không có tiêu chí nào quy định cho rau “sạch” mà phải là “rau an toàn” mới chính xác.

Đặc biệt, để đảm bảo an toàn trong sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP và được công nhận là rau “an toàn”, người nông dân phải trải qua lớp tập huấn kiến thức, huấn luyện, chuyển giao kỹ thuật nghiêm ngặt (có tới 30 quy trình kỹ thuật).

Các bước sản xuất rau an toàn phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cán bộ bảo vệ thực vật.

Đặc biệt là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định và tuân thủ thời gian cách ly khi thu hái cũng đều phải giám sát. Ngay cả khi sơ chế, đưa rau ra thị trường cũng đều có quy trình, kỹ thuật và dán tem nhãn để quản lý cũng như cho người tiêu dùng nhận biết.

Theo ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, trước tình trạng bùng nổ các công nghệ quảng cáo để đánh vào thị hiếu đang cần thực phẩm an toàn của người tiêu dùng thì việc kinh doanh tự gắn thương hiệu “sạch” là cách kinh doanh thiếu tính minh bạch, cần phải được kiểm tra, giám sát và quản lý.

Nhưng cơ quan nào kiểm tra thì còn đang bị bỏ ngỏ và hàng ngày người tiêu dùng vẫn mua thực phẩm “sạch” với giá cao nhưng không chắc đã an toàn.


Có thể bạn quan tâm

Bưởi Hồ Lô Đồng Nai Tham Gia Lễ Hội Trái Cây Bưởi Hồ Lô Đồng Nai Tham Gia Lễ Hội Trái Cây

Ông Ngô Văn Sơn, nông dân xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu - Đồng Nai), cho biết tại các lễ hội “Trái cây Nam bộ năm 2013” đang diễn ra ở Suối Tiên (TP. Hồ Chí Minh) và “Lái Thiêu mùa trái chín” khai mạc sáng 8-6, ông đều mang đến giới thiệu trái bưởi hồ lô. Đây là nhà vườn đầu tiên ở Vĩnh Cửu tạo được trái bưởi hồ lô bán trên thị trường.

10/06/2013
Ngô Nếp Lai Tím, Bặt Vô Âm Tín Ngô Nếp Lai Tím, Bặt Vô Âm Tín

Thông qua mô hình SX thử nghiệm ở các huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Thường Xuân, Thiệu Hóa... (Thanh Hóa), những tưởng giống ngô nếp lai tím Fancy 111, Fancy 212 do Cty Advanta phân phối sẽ phát triển rầm rộ, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Nhưng sau một thời gian, giống ngô này gần như “chết yểu”.

28/06/2013
Nâng Cao Giá Trị Khóm Cầu Đúc Nâng Cao Giá Trị Khóm Cầu Đúc

Khóm Cầu Đúc là một trong những đặc sản của tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, thu nhập của người trồng khóm chưa được đảm bảo, do giá cả bấp bênh. Vì vậy, cần có giải pháp để nâng cao giá trị cho loại nông sản này, góp phần cải thiện điều kiện kinh tế cho người trồng khóm.

10/06/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Lạc TB 25 Tại Xã Keo Lôm Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Lạc TB 25 Tại Xã Keo Lôm

Tháng 9/2012, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Điện Biên Đông triển khai trên địa bàn xã Keo Lôm, Dự án Hỗ trợ mô hình trồng lạc giống mới TB 25. Đây là một trong những hợp phần của Chương trình 135/CP giai đoạn II nhằm hỗ trợ nhân dân các dân tộc vùng cao trên địa bàn huyện phát triển trồng trọt. Dự án mở ra hướng mới cho việc phát triển cơ cấu cây trồng, tận dụng và cải tạo đất nông nghiệp trên địa bàn.

28/06/2013
Nuôi Cá Bống Tượng Theo Hình Thức Dây Chuyền Khép Kín Nuôi Cá Bống Tượng Theo Hình Thức Dây Chuyền Khép Kín

Thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi có thế mạnh về sản xuất lúa, chăn nuôi và nuôi một số loài thủy sản có giá trị kinh tế. Những năm qua được sự quan tâm của chính quyền địa phương, nhiều nông dân đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó kinh tế địa phương ngày càng phát triển hơn. Điển hình trong số những nông dân làm kinh tế giỏi của thị trấn Châu Hưng là ông Giang Đông Nuol ngụ tại ấp Nhà Thờ với mô hình nuôi cá bống tượng theo hình thức dây chuyền khép kín.

10/06/2013