Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Loài Cây Chống Biến Đổi Khí Hậu, Thêm Thu Nhập

Loài Cây Chống Biến Đổi Khí Hậu, Thêm Thu Nhập
Ngày đăng: 19/08/2013

Trồng bần ven sông không chỉ nhằm giúp chắn sóng, giữ đất phù sa bảo vệ diện tích đất chống sạt lở hiệu quả, mà còn giúp cho hàng trăm hộ dân nghèo có thêm thu nhập, từng bước cải thiện cuộc sống.

Theo nhận định của sở NNPTNT các tỉnh, thành phố ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trồng bần ven sông không chỉ nhằm giúp chắn sóng, giữ đất phù sa bảo vệ diện tích đất chống sạt lở hiệu quả, mà còn giúp cho hàng trăm hộ dân nghèo có thêm thu nhập, từng bước cải thiện cuộc sống.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ở xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre những năm qua người dân địa phương nơi đây đã bắt tay trồng hàng trăm hecta bần phòng hộ để giữ đê có chiều dài trên 10km. Đây là những hàng bần do người dân trong xã tích cực ra công trồng và chăm sóc đã hàng chục năm nay.

Tại khu vực giáp sông Cổ Chiên thuộc địa bàn xã Cẩm Sơn có gần 400 hộ dân có cuộc sống ổn định từ tiềm năng của bãi bồi. Từ khi hệ sinh thái bần phát triển, nhiều loài cá tôm cũng có nơi trú ngụ và sinh sản dưới những bãi bần tạo điều kiện cho việc đánh bắt tôm cá của người dân ngày càng phong phú.

Ông Năm Long ở xã Cẩm Sơn cho biết: “Nhờ có dải bần, hằng năm, nhiều người địa phương làm nghề đăng lưới, chài cá quanh mé bãi bồi bần ven sông để bắt tôm cá mưu sinh”. Khi chúng tôi hỏi về lợi ích cây bần, nhiều hộ dân sinh sống ở xã Cẩm Sơn phấn khởi cho biết rằng cây bần đem lại nhiều lợi ích hết sức thiết thực.

Từ khi có chương trình trồng cây bần chua ngập mặn chắn sóng, nhiều loài cá, tôm, cua đã đến sinh sống dưới gốc cây bần chua. Cùng với đó, còn có rất nhiều loài chim về trú ngụ như sếu, cò, vạc.

Đó là chưa kể số tiền từ bán cây bần con và bần khô làm củi. Trước kia, mỗi lúc triều cường dâng, sóng to gió lớn làm cho diện tích đất của người dân bị cuốn trôi, sạt lở nghiêm trọng. Nhưng từ khi có dải bần này, giữ được đất, giữ được phù sa, tôm, cá nhiều vô số kể.

“Cây bần còn phát huy tiềm năng bãi bồi mở rộng diện tích đất sản xuất, giúp bảo vệ đê bao và bảo vệ hàng trăm ha diện tích trồng dừa, cây ăn trái và nuôi tôm cá của bà con nông dân”.Ông Lê Văn Dũng -

Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Sơn

Ông Nguyễn Văn Xúc, ở xã Cẩm Sơn có gần 3.000m2 đất bãi bồi ven sông, hàng năm, ông tận dụng khai thác thủy sản mang về thu nhập hàng chục triệu đồng mà không phải tốn vốn đầu tư, ông chỉ ra công trồng bần và đánh bắt thủy sản thiên nhiên.

“Mỗi ngày, gia đình tôi hái được khoảng 20–30kg bần chua, đem đến cơ sở của dì Tư Cúc, bán với giá mỗi kg là 5.000 đồng, số tiền này đã giúp ích cho gia đình rất nhiều từ chuyện trang trải chi phí trong cuộc sống đến chuyện ăn học của tụi nhỏ” - chị Nguyễn Thị Cúc, xã Long Đức, TP.Trà Vinh phấn khởi nói.

Chiều 15.8, trao đổi với phóng viên NTNN, ông Lê Văn Dũng - Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế UBND xã Cẩm Sơn cho biết: “Dự án trồng bần chắn sóng, chống biến đổi khí hậu đi qua địa bàn của 3 ấp Long Trạch, Nhựng Trạch và Phú Hữu. Theo đó, nơi nào có bần thì nơi đó chẳng những ít bị sạt lở mà còn mang về nguồn lợi lớn từ thiên nhiên”.

Trước sự tác động rất lớn của biến đổi khí hậu, thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã bắt tay vào việc trồng bần, tạo sự đa dạng về hệ sinh thái cũng như giảm thiểu sự biến đổi khí hậu bước đầu cho kết quả khả quan.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Hoa Hồng Trong Nhà Kính Trồng Hoa Hồng Trong Nhà Kính

Cũng do gia cảnh khó khăn, học đến cấp 3, Đồng nghỉ học ở nhà phụ giúp bố mẹ làm nông. Năm 2.000, Đồng lập gia đình, khi “ra riêng” được bố mẹ cho 1 sào đất (1.000 m2) để làm nông. Ban đầu, anh tiếp tục gắn bó với cây rau, nhưng giá rau bấp bênh nên cuộc sống không ổn định. Không chấp nhận tình cảnh này, Đồng đi khắp các nhà vườn ở địa phương để tham quan, tìm hiểu mô hình sản xuất phù hợp.

13/10/2014
Thu Gom Ốc Bươu Vàng, “Nhất Cử Lưỡng Tiện” Thu Gom Ốc Bươu Vàng, “Nhất Cử Lưỡng Tiện”

Chỉ chừng 2 năm qua do nước lũ đầu nguồn không đổ về nhiều, phần do nhiều người bắt ốc và biết tận thu nguồn lợi này làm mồi nuôi cá đồng, tôm sú nên ốc ít dần.

13/10/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Kết Hợp Ở Huyện Nông Cống Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Kết Hợp Ở Huyện Nông Cống

Nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Nông Cống đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, thực hiện thành công nhiều chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có việc phát triển các mô hình chăn nuôi kết hợp, tạo việc làm và ổn định đời sống nhân dân.

13/10/2014
Nông Dân Mường Lát Đoàn Kết Giúp Nhau Phát Triển Kinh Tế Nông Dân Mường Lát Đoàn Kết Giúp Nhau Phát Triển Kinh Tế

Qua đó, các hội viên áp dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi trong gia đình. Với phương thức “cầm tay chỉ việc”, HND xã đã phân công cán bộ trực tiếp xuống cơ sở, đến từng gia đình hội viên hướng dẫn, giúp đỡ nông dân làm kinh tế, cùng vươn lên làm giàu.

13/10/2014
9 Tháng, Phường Quảng Tiến Đánh Bắt 15.500 Tấn Hải Sản, Đạt 96,8% Kế Hoạch 9 Tháng, Phường Quảng Tiến Đánh Bắt 15.500 Tấn Hải Sản, Đạt 96,8% Kế Hoạch

Thời gian qua, phường Quảng Tiến (thị xã Sầm Sơn) đã tập trung chỉ đạo, động viên bà con ngư dân tích cực đầu tư, nâng cấp phương tiện đánh bắt hải sản nhằm nâng cao năng suất lao động. Hiện nay, toàn phường có 217 phương tiện đánh bắt hải sản các loại, với tổng công suất 54.000 CV, số lao động trực tiếp đi biển là 1.900 người.

13/10/2014