Lo Tết Cho... Trâu Bò

Ngày cuối năm, cùng với việc mua sắm các vật dụng phục vụ Tết trong gia đình, trang hoàng nhà cửa để đón Tết, thì nhà nào có trâu bò cũng lo đi cắt cỏ dự trữ để những ngày Tết khỏi bận rộn việc chăn dắt.
Chiều cuối năm, tranh thủ thời gian, ông Ngô Duy Ba ở xã Đức Nhuận (Mộ Đức, Quảng Ngãi) mang liềm ra đồng cắt cỏ mang về trữ để đảm bảo đủ cỏ cho 4 con bò của gia đình trong những ngày Tết.
Nghỉ tay ngồi nghỉ bên đường, ông Ngô Duy Ba cho biết: Năm nào cũng vậy, vào những ngày cuối năm, dù có bận bịu công việc mấy cũng phải dành thời gian để đi cắt cỏ về dự trữ cho bò ăn trong Tết. Mình đi chơi Tết mà để bò đói thì không nỡ...
"Người ta thì đi mua hoa, sắm tết, còn mình thì đi cắt cỏ, nhiều lúc chất chở trên xe toàn là cỏ đi trên đường trong những ngày giáp tết cũng ngại lắm. Nhưng mình nuôi bò là phải chịu cực vậy thôi. Chứ mấy ngày Tết, còn đi chúc tết, thăm người thân, thời gian đâu mà đi cắt cỏ về cho bò"- ông Ba cho hay.
Cách nơi ông Ba cắt cỏ không xa, bà Trần Thị Lai (50 tuổi) ở xã Đức Nhuận cũng đang gom cỏ cho vào bao để mang về cho bò. Bà Lai cho biết: Gia đình tui nuôi 6 con bò, tài sản gia đình nằm ở đây cả không chăm sóc, bảo vệ cho nó thì sao được. Vì vậy, ai lo Tết thì lo còn tui phải chạy khắp nơi để cắt cỏ cho bò ăn cố "gom" về nhà thật nhiều cỏ. Tết này người có thể thiếu bánh, chứ bò không có cỏ ăn thì nguy lắm”.
"Nhờ có đàn bò mà mình có tiền sắm tết, trang trải cuộc sống gia đình, nên mình có tết thì cũng để nó có tết chứ. Ngoài việc đi cắt cỏ, tui còn mua thêm các loại cám gạo về dự trữ để nấu cháo cho đàn bò"- bà Lai cho biết thêm.
Không phải ra ruộng cắt cỏ như ông Ba, bà Lai, bởi gia đình ông Nguyễn Thị Hồng ở xã Đức Chánh (Mộ Đức) có hơn 1 sào trồng cỏ voi để nuôi bò. Tuy nhiên, vì diện tích trồng cỏ ở xa nhà, nên chiều cuối năm bà cũng tranh thủ đi cắt cỏ mang về.
"Bình thường tôi chỉ cắt lượng cỏ về đủ cho 2 con bò ăn một ngày, thế nhưng để đủ lượng cỏ bò ăn 3 ngày tết, tôi phải cắt tăng số lượng lên gấp 3-4 lần để đảm bảo bò không bị "đứt" bữa trong những ngày tết"- bà Hồng cho biết.
Đối với người nông dân, trong những năm gần đây nuôi trâu bò là nguồn thu nhập chính, giúp không ít gia đình thoát nghèo. Chính vì thế, người chăm nuôi rất chăm lo cho đàn trâu bò của gia đình.
Cùng với việc chuẩn bị nguồn cỏ dự trự trâu bò, chuồng trại trâu bò cũng được các hộ chăn nuôi dọn dẹp sạch sẽ và lùa trâu bò vào chuồng nhốt lại cẩn thận trong những ngày tết.
Với những hộ chăn nuôi trâu bò, việc dự trữ cỏ cho trâu bò trong những ngày Tết như một cách mà người nông dân cảm ơn con vật gắn bó với đời sống, sản xuất của mình và cũng là cách giúp mỗi hộ chăn nuôi giữ lấy trọn vẹn niềm vui năm mới.
Có thể bạn quan tâm

Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm việc với các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn cho vựa lúa quan trọng bậc nhất cả nước.

Trước sự việc một số hộ dân ở Cần Thơ đã tiêm phòng vaccine H5N1 cho đàn gia cầm nhưng gia cầm vẫn bị chết và kết quả kiểm nghiệm mẫu bệnh phẩm cho thấy dương tính với virus H5N1, Cục Thú y cho biết, nhánh virus 2.3.2.1 đã xâm nhập vào các tỉnh phía Nam và gây bệnh.

Đến sinh sống, học hành và làm việc trên vùng đất Lâm Đồng từ năm 1971, tôi đã ngược xuôi từ Bảo Lộc về Đà Lạt không biết bao nhiêu lần mà kể. Thế mà cứ mỗi lần đến Km 178, qua cầu Đạ Le (Tam Bố), tôi chỉ nghe tiếng máy xập xình từ Mỏ Đá xen lẫn khói bụi.

Môi trường là 1 trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng hiện nay các vấn đề thu gom và xử lý rác thải, nước thải sản xuất và sinh hoạt gia đình, xử lý rác tại các chợ… đang khiến các địa phương gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong quá trình thực hiện.

Khi các vườn điều chín rộ thì giá hạt điều xuống từng ngày và hiện chỉ còn 21,7 ngàn đồng/kg ở 2 xã Bù Gia Mập, Đắk Ơ (huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước), ở khu vực khác còn 19,5 ngàn đồng/kg. Dự báo được mùa, những “ông lớn” ngành điều đang âm thầm đóng cửa kho không “ăn hàng” để ép nông dân và kéo giá điều tươi xuống!