Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lo Ngại Trung Quốc Mua Heo Nhiều Mỡ

Lo Ngại Trung Quốc Mua Heo Nhiều Mỡ
Ngày đăng: 24/07/2013

Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai lo lắng người chăn nuôi sẽ tìm cách nuôi heo vượt quá 100 kg để xuất sang Trung Quốc và một khi thị trường này ngừng mua người chăn nuôi sẽ khó bán được trên thị trường nội địa vì người tiêu dùng trong nước thích ăn thịt heo nhiều nạc hơn.

Theo ông Công, hiện thương nhân Trung Quốc quay lại mua heo của Việt Nam, tuy chưa nhiều nên giá heo chỉ tăng khoảng 2.000 - 3.000 đồng/kg so với hai tuần trước đây. Đặc biệt lần này thương lái chỉ mua heo có lượng mỡ với trọng lượng trên 100 kg/con.

So với hai tuần trước, giá heo hơi tại Đông Nam bộ tăng nhẹ, từ 39.000 đồng lên 41.000 đồng/kg. Như vậy, trong vòng 3 năm trở lại đây, giá heo trên thị trường luôn bị chi phối bởi việc có xuất đi Trung Quốc hay không. Vì thế, Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, tỉnh có đàn heo lớn nhất Việt Nam hy vọng giá sẽ ổn định chứ không quá đột biến như trước đây.

Ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho rằng, việc giá heo hơi tăng là tín hiệu vui cho người chăn nuôi.

Cùng quan điểm đó, ông Công cho rằng, trong bối cảnh lâu nay người chăn nuôi bị thua lỗ vì giá bán thấp thì việc giá heo tăng cũng là điều đáng mừng. Ông Công cũng hy vọng, giá heo trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng và giữ ở mức ổn định 44.000 đồng/kg, chứ không cần tăng đột biến chỉ trong vài tuần sau rồi sau đó mấy tháng tiếp theo giá lại ở mức gần bằng giá thành.

Cách đây hơn 4 tháng, giá heo hơi quá lứa (trên 100kg) xuống thấp nhất trong năm khi chỉ ở mức 33.000-34.000 đồng/kg mà nguyên nhân do Trung Quốc ngưng mua.


Có thể bạn quan tâm

Máy vét rơm của Hùng Rơm Máy vét rơm của Hùng Rơm

Vụ lúa thu đông năm 2014, lần đầu tiên ở những cánh đồng Thoại Sơn (An Giang) xuất hiện chiếc máy vét rơm rất độc đáo, công xuất bằng 10 lao động thủ công.

07/05/2015
Nam Định phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản Nam Định phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở tỉnh Nam Định phát triển mạnh, đặc biệt các con nuôi có giá trị kinh tế cao như: ngao, tôm thẻ chân trắng, cá bống bớp, cua biển, cá lóc bông, cá diêu hồng… đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - ngư nghiệp, trực tiếp nâng cao đời sống của nông dân tại các địa phương.

08/05/2015
Chi cục Thủy sản Sơn La thả 1.000kg cá giống xuống hồ sông Đà Chi cục Thủy sản Sơn La thả 1.000kg cá giống xuống hồ sông Đà

Trong tháng 4, Chi cục Thủy sản Sơn La đã phối hợp với UBND các huyện: Mường La, Sông Mã, Quỳnh Nhai, thả 1.000kg cá giống các loại xuống hồ sông Đà để tạo nguồn lợi thủy sản cho nhân dân đánh bắt.

08/05/2015
Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cần sự góp sức của cả cộng đồng Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cần sự góp sức của cả cộng đồng

Nguồn lợi thủy sản của TP Cần Thơ được đánh giá phong phú, nhiều giống, loài có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nguồn lợi này đang dần suy kiệt do không được bảo vệ và khai thác hợp lý. Nhằm khắc phục tình trạng trên, TP Cần Thơ đang nỗ lực tuyên truyền và đề ra nhiều giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc nuôi trồng, khai thác, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản...

08/05/2015
Bến Tre ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản Bến Tre ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản

Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản ở Bến Tre ngày càng phát triển theo hướng da dạng hóa đối tượng nuôi và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đạt các chứng nhận như: Global Gap, Viet Gap, ASC, MSC… Tuy chưa nhiều, nhưng hướng đi này được xem là phù hợp với yêu cầu của sự phát triển bền vững.

08/05/2015